Nhiều dự án được phê duyệt, nhiều công trình công cộng chuẩn bị xây dựng mang đến cho người dân hàng loạt tiện ích,… nhưng năm 2018 cũng là cuộc chiến nãy lửa giữa khách hàng với chủ đầu tư
Cuộc chiến của người dân và chủ đầu tư
Tình trạng “ăn ốc bỏ vỏ” của chủ đầu tư đối với những công trình, tâm huyết cảu mình không còn lạ lẫm đối với người dân. Thế nên, những khách hàng càng kỳ vọng và tìm những chủ đầu tư có tên tuổi, uy tín trên thị trường địa ốc để mua và đầu cơ. Thế nhưng điều này ngày càng nhiều, các chủ đầu tư dù lớn mạnh hay có tên tuổi thế nào thì vẫn bị những người tin tưởng họ “vạch mặt”; để lộ ra sự thật trớ trêu.
Tên tuổi của Công ty TNR Holding Việt Nam không còn lạ lẫm với thị trường địa ốc Việt Nam về độ lớn mạnh cũng như các cam kết uy tìn tới khách hàng. Thế nhưng, mới đây các cư dân tại chung cư The Goldview tọa lạc tại 346 Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, TP.HCM, đã đồng loạt treo băng rôn cầu cưu Sở Xây Dựng TP.HCM, phản đối Công ty TNR Holding Việt Nam (thành viên của Công ty TNG Holding Việt Nam)
Cụ thể, các dịch vụ về an ninh, môi trường sống, vệ sinh, PCCC quá tệ, tính mạng của người dân như đang sống trong một khu đầy phức tạp nhưng lại pahỉ trả cho một khoản chi phí khá cao. Không giống như một chung cư một cộng đồng căn hộ đẳng cấp mà còn là một khu phức hợp thương mại dịch vụ hiện đạ được các trang mạng quảng cáo là khu phức hợp chung cư cao cấp đẳng cấp bật nhất trung tâm TP.HCM.
Hay trường hợp cư dân sinh sống tại The Park Residence (đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) đã tụ tập căng băng rôn để phản đối chủ đầu tư Công ty Phú Hoàng Anh và Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế MIK (MIK Corp) về hàng loạt bất đồng tại chung cư này.
Đưa dân vào ở đã 2 năm, nhưng hiện nay, chung cư The Park Residence vẫn chưa có giấy nghiệm thu công trình, công tác PCCC; ngoài ra MIK Corp còn chậm chạp trong việc thành lập ban quản trị, mập mờ trong việc thu phí quản lý,…
Năm nay cũng hàng loạt cư dân đồng lòng treo băng rôn tố cáo những sự thật sau lời quảng cáo ngọt ngào của chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án như:
Cư dân Topaz City tập trung trước chung cư cầm biểu ngữ, yêu cầu chủ đầu tư – Công ty CP TM DV XD KD Nhà Vạn Thái (Vạn Thái Land) ra đối thoạivề các vấn đề không công khai các loại phí, dịch vụ; phớt lờ hướng dẫn kỹ năng xử lý tình huống PCCC khi có hỏa hoạn; chuông báo cháy hoạt động bất thường; thu tiền phí quản lý cao nhưng chất lượng không tương xứng; chần chừ không tổ chức HNNCC để bầu ban quản trị,…
Khách mua căn hộ tại chung cư La Bonita (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã kéo đến chung cư đòi chất vấn về việc bán trùng căn hộ của chủ đầu tư là Công ty TNHH BĐS Nam Thị (Công ty Nam Thị).
Tại chung cư Kỷ Nguyên (tên thương mại là The Era Town; phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM) do Công ty CP Đức Khải (Công ty Đức Khải) làm chủ đầu tư. Đưa vào sử dụng từ năm 2013, sau 5 năm Công ty Đức Khải vẫn không đứng ra tổ chức HNNCC lần đầu để bầu ra ban quản trị buộc UBND phường phải tổ chức.
Dự án Khu đô thị Đông Tăng Long (quận 9, TP.HCM) khách hàng đã kéo đến trụ sở Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Thiêm (Công ty Nhà Thủ Thiêm) căng băng rôn, yêu cầu đại diện doanh nghiệp này ra đối thoại về việc chủ đầu tư thông báo khách hàng lên hủy hợp đồng này để chuyển sang ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng có nhiều điều khoản bất hợp lý, giá xây dựng cao gấp đôi thị trường.
Gần đây nhất là chung cư chung cư Saigonres Plaza khi ban quản lý tòa nhà bất ngờ rút đi và tháo hàng chục camera an ninh. Sự việc này khiến chung cư Saigonres Plaza trở nên hỗn loạn và ban quản trị đã phải mời công an tới làm việc. Đây là chung cư do Công ty TNHH MTV Sài Gòn Nam Đô làm chủ đầu tư, đơn vị quản lý chung cư này là Công ty CP Đầu tư BĐS Hùng Vương (Công ty Hùng Vương).
Chủ đầu tư lo ngại về quỹ đất sạch ngày càng khan hiếm
Từ đầu năm 2018 đến nay, số lượng dự án công bố ra thị trường thành phố giảm mạnh, giảm đến hơn 60% so với năm ngoái. Nguyên nhân mà các doanh nghiệp không ra được hàng mới được cho là ít quỹ đất sạch, vấn đề giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án…
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, vấn đề khó nan giải nhất hiện nay của các doanh nghiệp bất động sản là quỹ đất sạch trong thành phố đang dần khan hiếm, khiến ít doanh nghiệp cho ra dự án mới. Đơn cử như Hưng Thịnh Corp chuyển hướng về Đồng Nai, Vũng Tàu và hàng lọat đại gia bất động sản định hướng phát triển các dự án tại vùng ven Tp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An,… Chính nhờ bước đi đúng đắn này mà nhiều doanh nghiệp bất động sản phát triển mạnh mặc dù thị trường có chững lại đôi chút.
Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp có tiềm lực kinh tết vững mạnh, mua lại các dự án tại trung tâm thành phố đã giải phóng mặt bằng hoàn tất do các chủ đầu tư không đủ tiềm lực xây dựng lại. Điển hình nhất là Công ty cổ phần phát triển bất động sản Alpha King (công ty con của Alpha King Investment Limited, Hongkong – Trung Quốc) đã thâu tóm hàng loạt dự án “đất vàng” như: dự án Alpha City trên đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM (tên cũ là cao ốc Ngân Bình do Công ty TNHH đầu tư xây dưng Ngân Bình làm chủ đầu tư); dự án Alpha Town trên đường Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM (khu đất này trước đây do Công ty Đức Khải làm chủ đầu tư với tên gọi Momentum Tower); hay các tên dự án đang được Alpha King “dòm ngó” như: SJC Tower, Sài Gòn Mê Linh Tower, Saigon One Tower, One Alpha Riverside Ba Son,…
Không chỉ vậy, nhiều chủ đầu tư đang tìm mọi cách hợp thức hóa đất công trong khu vực nội thành TP.HCM trở thành đất tư. Điển hình trong các chủ đầu tư đó chính là Đất Xanh Group, Novaland, Him Lam, City Land, TTC Land,…
Trong đó nổi bật nhất là Đất Xanh Group với hàng loạt đất công đang bị cơ quan chức năng điều tra như: Gem Riverside, Lux Graden,… Ngoài ra, dự án Gem Riverside còn đang mắc phải vấn đề sử dụng đất tái định cư để bán thương mại.
Nước mắt người dân Thủ Thiêm
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 720 ha, thuộc bán đảo Thủ Thiêm, quận 2, TP HCM, nằm ở bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện với khu trung tâm hành chính – kinh tế hiện hữu của thành phố ở quận 1.
Theo quy hoạch được Thủ tướng duyệt vào năm 1996, tại đây sẽ mọc lên trung tâm thương mại, tài chính mới của TP HCM, đồng thời cung cấp chỗ ở cho 130.000 người.
Để thực hiện dự án này phải giải phóng mặt bằng, đền bù, giải tỏa gần 15.000 hộ dân. TP.HCM đã phải mất 10 năm để giải phóng 99% mặt bằng.
Tuy nhiên, việc này đã vướng phải những phản đối của dư luận khi người dân Thủ Thiên liên tục khiếu kiện ròng rã 15 năm kể từ năm 2002 khi quy hoạch Thủ Thiêm được tuyên bố.
Cụ thể, có tới 100 hộ dân không nằm trong trong ranh quy hoạch căn cứ theo bản đồ quy hoạch gốc tỷ lệ 1/5000 nhưng vẫn bị buộc di dời.
Không chỉ vậy, hiện nay các dự án ở đay được bán với giá “chỉ đại gia mua được” nhưng lại đền bù cho người dân giá “bèo bọt” ví bằng tổ phở. Mức giá này theo phản ánh của người dân là không đủ mua một căn hộ mới để an sinh cuộc sống của chính họ sau khi di dời khỏi nhà cũ tại Thủ Thiêm.
Sau rất nhiều cuộc họp gặp các cử tri cũng người dân, đến nay, UBND TP HCM cho biết, cuối năm 2018 sẽ trình phương án cuối cùng về chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư cho người dân tại Thủ Thiêm để HĐND TP xem xét thông qua. Giải pháp bồi thường hỗ trợ mà lãnh đạo thành phố đề xuất trước đó là hoán đổi đất ngang giá trị, cùng mục đích.