THÂM QUYẾN, Trung Quốc, 22/03/2023 /PRNewswire/ — Với chủ đề “Rừng và Sức khỏe”, Ngày Quốc tế về Rừng vào 21 tháng 3 năm nay là lời kêu gọi nhân loại nhìn nhận mối quan hệ giữa con người với các khu rừng trên Trái đất và tác động trực tiếp của rừng đối với tuổi thọ và sức khỏe của chúng ta.
Nhiều người đã quen thuộc với phép ẩn dụ rừng là lá phổi của hành tinh, tạo không khí trong lành và là bể chứa carbon quan trọng giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ít người nhận thức được mối liên hệ nội tại của rừng với sức khỏe hàng ngày.
Bạn có biết?
Ngoài vai trò là lá phổi của hành tinh, rừng còn là kho dược phẩm và thức ăn tự nhiên.
Rừng cung cấp khoảng 25% thuốc tân dược, với hơn 50.000 loại cây đóng góp cho các loại thuốc hiện đại. Một nghiên cứu ở 27 quốc gia châu Phi cho thấy trẻ em ở gần rừng có chế độ ăn uống đa dạng hơn 25% nhờ nguồn trái cây, rau, thịt thú rừng, cá và dầu ăn phong phú.
Nhưng tương lai của rừng rất đáng báo động. Khoảng 35% diện tích rừng che phủ trên thế giới đã mất, 82% diện tích trong số còn lại bị suy thoái.
Tốc độ và mức độ của những mối đe dọa này đòi hỏi sự can thiệp tận tụy và lâu dài.
Câu chuyện bảo vệ rừng
Cách mà công nghệ đang bảo vệ các hệ sinh thái rừng là ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp, vốn chiếm tới 90% hoạt động khai thác gỗ và là nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng toàn cầu.
Tại Công viên Quốc gia Similajau thuộc bang Sarawak của Malaysia, chúng tôi đang hợp tác với Cục Lâm nghiệp Sarawak và Tổng công ty Lâm nghiệp Sarawak để trợ giúp chính quyền Sarawak bảo vệ các khu rừng nhiệt đới. Công viên không chỉ giàu tính đa dạng sinh học mà còn là nguồn cung dược phẩm và thực phẩm bền vững cho người dân địa phương, đồng thời là kế sinh nhai của họ.
Tuy nhiên, khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn là một mối đe dọa nổi bật, gây ra suy thoái lan rộng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới và làm mất đa dạng sinh học.
Dù vậy nhưng ngay lúc này, chúng ta vẫn còn hy vọng. Các thiết bị giám sát âm thanh “Guardian” có thể phát hiện âm thanh của xe tải và máy cưa được sử dụng để khai thác gỗ bất hợp pháp. Mỗi Guardian có thể bao phủ bán kính 7 km và gửi các cảnh báo theo thời gian thực được kết nối thông qua nền tảng đám mây tới điện thoại của các kiểm lâm viên, cho phép can thiệp kịp thời.
Công nghệ giám sát âm thanh và hình ảnh cũng như phân tích AI cũng có thể giúp theo dõi các loài có nguy cơ tuyệt chủng thông qua tiếng kêu của chúng. Bằng cách theo dõi quần thể và sự phân bố của các loài này, các nhà bảo tồn có thể phát triển các biện pháp bảo tồn chính xác. Cần quan tâm đặc biệt đến các loài bảo trợ, bởi sức khỏe của chúng chính là yếu tố then chốt đối với sức khỏe của hệ sinh thái rừng nơi chúng sinh sống. Ví dụ về các dự án theo dõi đa dạng sinh học hướng đến các loài bảo trợ bao gồm cáo Darwin ở Chile và báo đốm ở Khu bảo tồn bang Dzilam của Mexico.
Công nghệ cũng có thể kích hoạt hoạt động bảo tồn thông minh ở các khu vực có rừng. Tại Thụy Sĩ, một dự án thí điểm Tech4Nature hợp tác với IUCN và Tổ chức Porini đã sử dụng blockchain để phát triển hệ thống giám sát quá trình cô lập carbon nhằm tăng cường tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của các tiến trình tập hợp carbon rừng, và sử dụng chúng để tài trợ cho những dự án bảo tồn đa dạng sinh học khác.
Trên đây là những ví dụ về các dự án bảo vệ hệ sinh thái rừng dựa trên sáng kiến TECH4ALL của Huawei. Hợp tác cùng các đối tác toàn cầu, các giải pháp công nghệ phát triển bao gồm thiết bị theo dõi âm thanh và hình ảnh, mạng truyền thông, đám mây và phân tích AI. Những giải pháp này có thể giúp đạt hiệu quả bảo tồn mà đối với một thập kỷ trước là điều không thể thực hiện được.
Với bằng chứng khoa học về mối tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe của rừng và sức khỏe con người, vấn đề cấp thiết là chúng ta phải giữ cho rừng khỏe mạnh. Kinh nghiệm của chúng tôi đến nay cho thấy cách tiếp cận này là khả thi. Và điều đó thúc đẩy chúng tôi tiếp tục phấn đấu cùng với các đối tác để góp phần xây dựng một tương lai lành mạnh, bền vững cho cả chúng ta và những cánh rừng.
Tìm hiểu thêm về các sáng kiến TECH4ALL và Tech4Nature của Huawei.