JAKARTA, Indonesia, 12/04/2023 /PRNewswire/ — Các Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Thống đốc Ngân hàng Trung ương nhấn mạnh cam kết chung của họ nhằm duy trì ổn định tài chính và thúc đẩy hội nhập tài chính, trước một viễn cảnh kinh tế biến động có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực ASEAN. Trên đây là nội dung chính của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) do Bộ Tài chính và Ngân hàng Indonesia phối hợp tổ chức vào ngày 31/03/2023 tại Nusa Dua, Bali. 13 cuộc họp cấp cao đã được tổ chức với các Thống đốc Ngân hàng Trung ương, các Bộ trưởng Tài chính và các Thứ trưởng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Cộng hòa Indonesia, Sri Mulyani Indrawati cho biết: “Chúng tôi tin rằng ASEAN phải hướng tới trở thành một khu vực có tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, toàn diện và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đã và sẽ luôn là câu chuyện của ASEAN. Để đảm bảo điều này sẽ được duy trì, chúng ta phải tăng cường năng lực của ASEAN nhằm giải quyết những thách thức trước đây, nhưng quan trọng nhất là những thách thức hiện tại và mới mà tất cả chúng ta đang chứng kiến ngày nay, và cả những thách thức dự kiến trong 20 năm tới. ASEAN vẫn là một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Đây là khu vực mang lại nhiều triển vọng hứa hẹn hơn so với viễn cảnh ảm đạm trên thế giới.” Nhìn chung, ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phong độ ổn định trên phạm vi kinh tế vĩ mô. Các nền kinh tế ASEAN-5 đã cùng nhau tăng trưởng 5,3% trong năm ngoái và được dự báo chung sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay và tăng lên 5,6% vào năm 2024.
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 9 nước ASEAN (Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và đại diện của 6 tổ chức quốc tế (Ngân hàng Phát triển Châu Á, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ban Ổn định Tài chính, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Ngân hàng Thế giới).
Tại AFMGM, các thành viên hoan nghênh chủ đề của ASEAN 2023 do Indonesia chủ trì với tên gọi “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm tăng trưởng”, với ba trụ cột chiến lược: (i) phục hồi và tái xây dựng, (ii) nền kinh tế kỹ thuật số và (iii) tính bền vững. Các thành viên ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động hợp tác vững mạnh nhằm ngăn chặn những rủi ro kéo dài có thể đe dọa nền kinh tế khu vực, hoan nghênh các Sản phẩm kinh tế ưu tiên (PED) năm 2023 của Indonesia bao gồm chuẩn bị ứng phó trước đại dịch, tài chính cơ sở hạ tầng, thuế quốc tế, hợp tác hải quan, tài chính kỹ thuật số toàn diện cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và tài chính bền vững.
Kết quả của cuộc thảo luận AFMGM lần thứ nhất sẽ được báo cáo tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra vào tháng 5/2023 tại Labuan Bajo. AFMGM lần thứ 2 cũng sẽ được tổ chức vào tháng 8/2023, tại Jakarta.