Nếu có duyên kết giao cùng Trường Kha, rất dễ nhận ra trong Kha có nhiều “hóa thân”cùng tồn tại. Những “hóa thân “ấy khiến ta có thể bắt gặp Trường Kha mang nhiều hình ảnh rất khác nhau. Lúc thì Kha trầm tĩnh như một bậc cư sĩ, lập luận như một giảng viên, làm việc cật lực và tính toán bén nhạy như doanh nhân, đam mê và sống hết mình trong vai trò ca nhạc sĩ, thậm chí Trường Kha còn có “con mắt âm dương” nên có nhiều người gọi anh là “nhà ngoại cảm”.
Nhưng dù ở trong vai trò của bất cứ “hóa thân’ nào. Hội ngộ cùng Trường Kha, mọi người đều cảm thấy hết sức ấm áp khi trò chuyện. Có lẽ sự chân thành, quan tâm và chia sẻ của Kha đã tạo nên nguồn năng lượng lớn. Giúp mọi người có nhiều cảm xúc và trân quý nhau hơn. Đặc biệt nhất, điều mà mọi người đều kính trọng Kha chính là sự hiếu đạo.
Nếu ai có dịp về Cổ Lũy Cô thôn hay Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, khi nhắc đến Trường Kha, bạn có thể nghe những người thân trong gia tộc Tiền Lê Hậu Nguyễn kể về anh với niềm tự hào pha lẫn sự tôn kính. Bởi chỉ có Kha là người duy nhất bỏ rất nhiều công sức tiền bạc để tìm kiếm. Sau đó, Kha quy tập các ngôi mộ ông bà tổ tiên về chung một khu đất trên đỉnh hòn Yàng thuộc núi Phú Thọ. Trên đỉnh núi này, Trường Kha đã xây dựng khu lăng mộ tổ tiên theo phong cách Tây Tạng – Việt Nam rất kỳ công. Không chỉ có thế, Kha luôn thuê người chăm sóc, trồng hoa và thắp hương đốt trầm mỗi ngày nên khu Lăng mộ này càng trở nên uy nghi và trang trọng hẳn. Có lẽ, sự hiếu đạo của Trường Kha đã được chư thiên- Trời Phật chứng minh và độ trì. Vì vậy, khi Kha làm mọi việc từ các lĩnh vực Đạo hay Đời, dù có gặp trục trặc thì cũng đều hanh thông tốt đẹp.
Chia sẻ cùng người viết về Nhạc thiêng mà Trường Kha là người tiên phong phát triển tại quê Việt. Trường Kha kể, khởi nguồn của Nhạc Thiêng bắt đầu từ các bộ tộc trên cao nguyên Thanh tạng với thời gian lên đến hàng chục ngàn năm. Thuở ấy, khi chuẩn bị nghi thức chẩn lễ. các già làng tập hợp một đội thanh niên hùng mạnh nhất của bộ tộc để dạy bài múa bái tế cho các vị thần minh chứng.
Để buổi lễ được diễn ra trong không gian có sắc thái linh thiêng hơn. Vì già làng dùng các thanh cây gõ vào nhau theo một tiết tấu riêng, rồi ông hướng dẫn lại cho cả bộ tộc cùng thực hiện. Tiếng gõ phát ra các âm thanh trong nghi thức chẩn lễ ấy, chính là bộ đệm nhằm tăng khả năng mời gọi tập trung phần dương (tức các người dân du mục) kèm cùng phần âm báo hiệu cho Thần linh hiển ứng (về dự lễ).
Sau này, các bộ tộc sử dụng các vật dụng khác như vỏ ốc, sừng trâu rừng (tù và) và cả đá có âm thanhđể tạo nên những tiếng vang khác nhau cho không khí tế lễ càng thêm uy nghiêm, huyền bí. Dần dà, các bộ tộc liền tập hợp mọi vật dụng và tạo thành tổ hợp âm thanh có bài bản riêng. Việc này nhằm thực hiện các nghi lễ mời gọi, khẩn cầu, nguyện tế, giúp cho việc liên thông với thần thánh từcác cõi trên Thượng giới dễ dàng hơn.
Được biết, các nghi thức giao thoa, liên hệ và tham kiến các đấng bề trên sẽ được diễn ra vào mỗi chiều tối. Không chỉ có thế, các nghi thức này còn phải kết hợp với câu Trì Chú trong lễ được già làng hay pháp sư thể hiện rất uy nghiêm. Tất cả sẽ tạo nét hùng thiêng cho không gian tế bái.
Cách đây gần 300 năm. Nghi thức đảnh lễ của các bộ tộc mà Kha đang kể cho bạn nghe đã bị phương Tây không công nhận. Lúc bấy giờ một số người nổi tiếng và có uy tín tại phương Tây cho rằng đây chỉ là một sự phá cách.
Khi các nhà khảo cổ và nghiên cứu âm thanh thế giới tìm đến Tây Tạng, Thanh Hải và nhiều nơi khác trên các đỉnh núi của Thế giới để nghiên cứu. Tất cả đều choáng váng khi nhận ra sự độc đáo với các tiết tấu âm thanh mà các bộ tộc sử dụng. Bới tất cả đều có dự sắp xếp bài bản, tính toán rất kín kẽ, chi ly và hài hòa. Có thể nói, tổ hợp giai điệu ngân vang lên qua nghi thức tế bái Thần thánh chinh phục trái tim các nhà nghiên cứu rất nhanh và làm họ mê đắm cho đến thán phục. Bởi toàn bộ đạo cụ đều được tận dụng từ các vật liệu thô sơ sẵn có, luôn hiện hữu trong thiên nhiên,
Khi bộ gõ được sắp xếp đúng vị trí và được phối hợp để âm thanh vang lên, người ta nghe thấy tiếng mưa rơi, nước chảy, gió hú từ nhẹ nhàng cho đến cuồng loạn ầm ào xuyên qua khe núi.
Ngoài ra người ta còn nghe được tiếng của muôn loài thú cùng hòa quyện trong giai điệu của bộ gõ. Khi được vị sư giảng giải, các nhà nghiên cứu hiểu được ý nghĩa, tính chất tương hỗ của muôn loài ởxứ Tạng. Có thể nói, đây là một bản hòa ca mà muôn vật đã cùng nhau hòa nhịp vào tiếng gõ, pha lẫn tiếng tù và thổi đi kèm tiếng kếu cùng tiếng hú. Tất cả là để giáo huấn, răn dạy nhằm tăng tính nhân văn , giúp “phục tâm dã tạng’. Đồng thời âm thanh ấy giúp thức tỉnh tâm hồn, cứu muôn loài mau hồi quy và quay về giác ngộ chơn tâm (tức diệt Ngã- gốc cội phiền não) trong chúng sanh. Âm nhạc Thiêng tại Tây Tạng đã giúp các loài giảm thiểu tham cầu bằng những âm điệu không màu mè nhưng đượm đầy chất uy linh, mạnh mẽ.
Từ đó, các nhà nghiên cứu âm thanh thế giới đã nhận định: Tự trong thiên nhiên đã là một dàn hợp xướng thiêng liêng mà nhân loại chưa tìm hiểu hết. Nếu ai được vinh dự hòa tâm vào không gian linh thiêng, được lắng nghe những âm thanh phả phả từ những vị chân tu thực hiện. Chỉ cần bấy nhiêu thôi, âm thanh của nhạc Thiêng sẽ giúp gột rửa tâm hồn, giúp làm chúng sanh muôn loài sống an yên, bình đẳng hài hoà với nhau trong không gian thân thiện.
Các đây 15 năm, nhờ ơn Giác ngộ nênTrường Kha qua Tây Tạng thực hành tu học, mỗi chiều từ tu viện HongKa đứng ngắm hoàng hôn, Kha chợt phát hiện ra nguồn năng lượng mà bản thân được tiếp nhận. Vậy là, tâm trí của Kha tự chuyển sang tâm thức an bình, tĩnh lặng nhưng khi xảy ra việc gì, mọi thứ lại báo cho Kha biết và hiện hiện rất nhanh trong đầu , giống như Kha nhìn thấy bộ phim trước mắt để nhận biết hư và thực của cuộc sống.
Từ đó, Trường Kha đã nhận được ơn trên ban cho bản thân mình sự bình tâm. Đồng thời Kha được nhận lệnh hãy ra sức chuyển tải năng lượng Thiêng bằng nghi thức ca hát. Có như thế Kha có thểphóng thích nội tâm nhiệm màu, giúp bản thân được nhẹ nhàng, những lo toan khắc khoải sẽ được khoây khoải. Bởi Kha biết; Trần thế chúng ta đang sống vốn chỉ là cõi tạm. Những việc Kha làm vốn dĩ chỉ mong tâm hồn mọi người sẽ hướng tâm về cõi giới của Thần Phật đang ngự trị. Hiện tại, cõi giới ấy rất gần chúng ta, nếu bạn biết lắng lòng và cầu nguyện. Trái tim của bạn sẽ gần chạm đến cõi thiêng ấy.
Chia sẻ nhỏ với bạn một chút. Nhạc Thiêng thì khác hơn nhạc Phật vì dòng nhạc này mênh mông hơn nhiều. Hiện tại, trên thế giới nổi tiếng về dòng nhạc thiêng mà bạn dễ nhân ra chính là trường khúc Matsuri do Kitaro sáng tác. Đây là bản giao hưởng Trời Đất hay nhất thế giới. Để soạn ra nhạc khúc này. Kitaro đã ngồi thiền suốt 7 năm trên núi Phú sĩ để mở tâm hồn và giao hòa cùng đất trời qua các âm điệu thiên nhiên mà ông thu thập trong thời gian thiền định
Riêng ở Việt Nam, trước đây có nhạc sĩ A Mư Nhân cũng sáng tác dòng nhạc Thiêng dành cho dân tộc Champa. Tuy nhiên, do truyền thông hạn chế nên mọi người chưa phân định được rõ ràng và hiểu đúng về dòng nhạc được Chư Thiên trì độ, giúp thức tỉnh tâm hồn con người quay về chánh Pháp
Dương Thủy