Trang chủĐời sốngAn ninh mạng luôn có nhiều thách thức, doanh nghiệp cần dè...

An ninh mạng luôn có nhiều thách thức, doanh nghiệp cần dè chừng

Thách thức an ninh mạng trong kỷ nguyên số luôn quan trọng và cần thiết trước bối cảnh trí tuệ nhân tạo dần được xem là một công cụ hữu ích nhưng cũng tồn tại vô vàn rủi ro trong đó.

Tại Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2023 vừa diễn ra tại TP.HCM, an ninh mạng tiếp tục là chủ đề được thảo luận khi nhà nhà chuyển đổi số, người người sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch VNISA phía Nam cho hay, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) ngày càng bùng phát cũng là lúc nguy cơ mất an toàn thông tin xuất hiện nhiều hơn.

Điển hình như ChatGPT khi trở thành công cụ được người người sử dụng. Lợi dụng sự trợ giúp của ChatGPT, tội phạm mạng có thể tạo ra một phần mềm đánh cắp dữ liệu tinh vi, có thể vượt qua giám sát của các ứng dụng chống mã độc phổ biến hiện nay và gây rủi ro cho người dùng.

Trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức, theo ông Triết, cách tốt nhất vẫn là tự phòng vệ cho chính mình, bên cạnh tăng cường việc giáo dục, nhận thức để phòng ngừa rủi ro không đáng có.

Về hiện trang an ninh mạng khu vực phía nam, PGS.TS Trần Minh Triết nhận thấy tín hiệu đáng mừng cho khảo sát về tỷ lệ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin khi được chú trọng.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 69% tổ chức có đơn vị/bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin. Trong số đó, số nhân sự dành cho bộ phận này chưa nhiều, khi 37% tổ chức chỉ có 1-2 người chuyên trách. Do đó, PGS.TS Trần Minh Triết cho biết tổ chức cần hơn nữa vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đảm bảo được việc ngăn chặn rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

Ngoài tổ chức, ông Ngô Vi Đồng, Chủ tịch Chi hội ATTT phía Nam nhận định cũng cần chú ý về nhận thức an toàn thông tin cho cả người dân, đặc biệt đối tượng bắt buộc phải bảo vệ là trẻ em.

“Khi mà trẻ em gia đình nào cũng có và sử dụng các thiết bị thông minh để học tập, giải trí, việc bảo vệ luôn cần thiết cho việc cảnh báo về nguy cơ xâm hại, lừa đảo trẻ em trên môi trường số. Điều này cũng cần sự phối hợp với cơ quan pháp luật, các tổ chức liên quan để tìm ra biện pháp bảo vệ trẻ em được an toàn, toàn diện nhất”, ông Ngô Vi Đồng nhấn mạnh.

Được biết, an minh mạng luôn được xem là vấn đề nóng hơn bao giờ hết, đó cũng là thông điệp mà VNISA phía nam gửi đến cho các cá nhân tổ chức trong sự kiện Ngày an toàn thông tin năm nay với chủ đề “Công nghệ mới và An ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo”.

Việt Nam luôn được xem là nơi để tin tặc tấn công với nhiều hình thức, vì thế, sự kiện Ngày an toàn thông tin thường niên được xem là cách để các tổ chức, doanh nghiệp thấy rõ tầm quan trọng của an ninh mạng để phòng tránh, hạn chế rủi ro cho mình.

Thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (Cục An toàn thông tin) cho thấy, 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã ghi nhận 9.519 cuộc tấn công mạng, gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin. Trong đó, chỉ riêng trong tháng 7 là 988 cuộc tấn công mạng. Trung tâm cũng đã ngăn chặn 926 website lừa đảo, trong đó có nhiều trang giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Còn theo ghi nhận từ Hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), chỉ riêng tháng 7 đã có 444.901 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng botnet (tăng 8,3% so với tháng 6/2023), trong đó có 133 địa chỉ IP của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hơn 56.373 điểm yếu, lỗ hổng tại các hệ thống thông tin của cơ quan tổ chức nhà nước, một vài lỗ hổng đã bị các nhóm APT khai thác.

Đề xuất:

spot_img