Trang chủĐời sốngNăm 2021, tất cả các ngân hàng đều phải lên sàn chứng...

Năm 2021, tất cả các ngân hàng đều phải lên sàn chứng khoán

Thủ tướng yêu cầu đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại phải niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chính thức. Đây là một trong các định hướng tại đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025″.

100% các ngân hàng thương mại cổ phần phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức HoSE, HNX, UpCOM chậm nhất vào cuối năm sau

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 2 đã đề ra một loạt các giải pháp cơ cấu lại thị trường.

Trong đó, Thủ tướng yếu cầu phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức HoSE, HNX, UPCoM.

Việc bắt buộc các ngân hàng thương mại lên sàn là một trong các biện pháp nhằm đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường.

Thực tế, yêu cầu các ngân hàng “lên sàn” đã được đề ra trước đó tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8 năm ngoái.

Năm 2018, chứng kiến sự thành công niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán đó là 3 ngân hàng HDBank, TPBank và Techcombank

Nhưng cũng có nhiều cái tên lỡ hẹn lên sàn như: VietBank, Nam A Bank, SeABank, VietABank, ABBank

Như vậy, hiện nay có 17 ngân hàng đã niêm yết trên 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM như: Vietcombank, VietinBank, Sacombank, ACB, Eximbank, MBBank, Techcombank, HDBank, TPBank… và cũng còn có rất nhiều ngân hàng vẫn chưa được niêm yết cổ phiết trên sàn chứng khoán.

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”  đề ra 8 giải pháp cơ cấu lại thị trường chứng khoán, bao gồm: (1)Hoàn thiện cơ sở pháp lý; (2) Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; (3) Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; (4) Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán; (5) Cơ cấu lại tổ chức thị trường; (6) Nâng cao năng lực, quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi; (7) Giải pháp nâng hạng thị trường; (8) Tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp.

Theo đề án, quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán như: sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30.

Đề xuất:

spot_img