Trang chủĐời sốngTuyệt chiêu kiếm tiền tỷ trong nháy mắt của cò đất

Tuyệt chiêu kiếm tiền tỷ trong nháy mắt của cò đất

Từ bụi tre, bụi cỏ với giá tô phở bỗng chỗ biến thành vàng chỉ trong vài phút, từ nơi bình yên trở thành nhộn nhịp bởi những cò đất đã bày trò để biến những thứ bình thường trở nên “nóng hổi” để kiếm tiền lời môi giới, đẩy nhà đầu tư vào thế nguy hiểm.

Chuyện cò đất kiếm lời nhờ vào các chính sách, hay các dự án không còn gì lạ lẫm đối với lĩnh vực địa ốc. Nhưng cò đất kiếm lời bằng những thủ thuật “xảo trá” cả gan giả văn bản, quyết định của các cơ quan chức năng thì đây là lần đầu được nói đến nhiều nhất và cũng là chuyện nhức nhối nhất đối với các cơ quan chức năng hiện nay.

Chiêu khá phổ biến trong giới đó là “ép giá với người bán, tạo sốt với người mua”. Những câu như “khu đó giờ nhiều người bán”, “lô này khó bán”, “giá này cứng quá” và đặc biệt “bán đi, đất xuống rồi sao”, thành cửa miệng khi nói chuyện với người bán. Nhiều người bán cũng nắm rõ “bài” của “cò”, nên lắm khi “cò” cũng nhiều phen bẽ mặt với chiêu này

Điển hình như tỉnh Quảng Nam, trong những ngày giữa tháng giêng, các nhà đầu tư và người dân cũng “chao đảo” một phen khi cò đất đưa ra văn bản giả của tỉnh về việc phê duyệt đầu tư chuỗi khách sạn, khu phức hợp giải trí ở phường Cẩm Nam (Hội An, Quảng Nam). Khiến cho giá đất bỗng dưng “nổ bùng”, nóng nhất là tại trục Tây Bắc và nam Đà Nẵng, từ người bán ve chai, sửa xe kiếm sống qua ngày bỗng lại có gia sản bạc tỷ.

Theo đó, tại một số nơi ở Quảng Nam, giá đất ở đây trước kia chỉ mức khoảng 200 triệu đồng/lô (100 m²) thì nay con số này đã đội lên 700 – 800 triệu đồng, thậm chí 1 tỷ đồng. Vì giá tăng đột biến nên nhiều người đã cắt bớt đất ruộng, vườn bán.

Hay tại phường Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Dương (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) giá đất đến nay đã tăng gấp 3 đến 4 lần so với thời gian trước tết Nguyên Đán.

Còn về TP Đà Nẵng, cò đất còn lộng hành hơn khi liên tiếp ra văn bản giả mạo như phê duyệt hình thức đầu tư xây dựng đối với công trình cầu nối từ đường Bùi Tá Hán qua Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.

Sau khi chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định đó chính là văn bản giả mạo. Thì đến 23h22 khuya 6/3, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin TP Đà Nẵng chuẩn bị có quận mới là Hiếu Đức. Quận này sẽ được thành lập cuối năm nay, bao gồm 4 xã Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Nhơ và Hòa Phong.

Hay cò đất tự ý vẽ dự án để thổi phồng giá đất như: một số đơn vị hành chính của thị xã Điện Bàn sẽ sáp nhập về TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các đối tượng còn tung tin tại địa phương này đang triển khai những dự án “khủng” nhằm thu hút sự chú ý của người dân, đẩy giá đất.

Trước đó, giới cò đất tại Đà Nẵng dần dịch chuyển về huyện Hòa Vang để tìm mua đất, thành lập dự án hoặc xây dựng đường  để đẩy giá đất lên cao. Trong khi đó, huyện Hoà Vang vốn là “miền quê” ở Đà Nẵng, khu vực này đất đai khá cằn cỗi, bạc màu, giá đất “rẻ mạc”. Thế nhưng chỉ sau Tết Nguyên Đán các khu đất ở đây đều được nghe báo giá 900 triệu đến hơn 1 tỉ bạc.

Theo nhận định của giới đầu tư, đây là khu vực có tỉ lệ tăng giá đất cao nhất ở thị trường Đà Nẵng, với bình quân 60-100% giá trị trong vòng 6 tháng qua. Bình quân mỗi lô đất tăng giá từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng. Nóng nhất vẫn là khu đô thị Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) và khu đô thị Golden Hills (quận Liên Chiểu). Nếu cuối năm 2018 mức giá tại đây 2-3 tỉ đồng/lô, nay đã lên đến ngưỡng 4 tỉ đồng.

Có trường hợp “cò đất” còn lộng hành đến mức tự đóng cọc tre “phân lô” vườn, ruộng của người dân để chờ người đến hỏi mua nhằm kiếm tiền môi giới. Đặc biệt, tại các vùng đất cỏ hoang mọc đầy, các bụi tre, khu đất bị bỏ hoang cằn cỗi, ngõ hẻm cụt chỉ sau lần “săn đất” của cò đã đẩy giá lên trời, khiến nhà đầu tư “điên đảo” đổ tiền vào những khu đất này.

Lý giải về hiện tượng cò đất lộng hành vì một vài năm qua cơ quan chức năng Đà Nẵng siết chặt việc cấp đất cho các dự án mới nên thị trường bất động sản ở đây chững lại, lượng giao dịch giảm đi rất nhiều. Buộc các nhà đầu cơ bất động sản đang ôm đất đứng trước nguy cơ lỗ nặng thì họ phải nghĩ ra mọi chiêu trò để làm ấm thị trường bất động sản ấm lên.

Bên cạnh đó cũng có nhóm đầu cơ hoạt động rất chuyên nghiệp tự tạo kịch bản người mua, người bán. Họ tạo tâm lý khiến người bán đất, dù được giá rất cao, vẫn thấy tiếc nuối khi vừa bán xong bởi nhóm này tiếp tục “bơm” giá mua lên cao.

Khi thấy đoàn người này đến đoàn người khác mua đất với giá cao rồi bán lại sinh lời nhanh liền lạp tực bắt tay vào đầu tư “lướt sóng”. Khi đó là lúc nhóm đầu cơ bán đất họ đã mua với giá cực cao, thu lợi lớn rồi rút đi. Khi đó “bong bóng” bất động sản “nổ” và những người “ôm” đất sau cùng sẽ ôm nợ”.

Đề xuất:

spot_img