Trang chủĐời sốngAparthotel – Người anh em của Condotel có được chấp nhận?

Aparthotel – Người anh em của Condotel có được chấp nhận?

Trái ngược với tình hình “tăng phi mã” của loại hình Condotel của những năm trước, thì năm 2019 nhiều tỉnh thành đã ra hàng loạt văn bản thông báo việc tịch thu sổ hồng của Condotel đã làm thị trường này “chao đảo”, lượng giao dịch giảm không phanh. Điều này đã làm nên loại hình đầu tư bất động sản du lịch mới đó là Aparthotel.

Là loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã du nhập vào Việt Nam hơn 1 thập kỷ, nhưng trong năm 2015 – 2018 thì loại hình này mới thật sự nổi bật. Bởi lẽ, loại hình này được phát triển ở những nơi nhiều tiềm năng phát triển du lịch và cũng bởi vì chính phủ soạn thảo Luật đặc khu kinh tế, chính vì thế, Condotel “tăng phi mã” theo điều kiện chính sách và điều kiện tự nhiên.

Nhưng thay vì có một pháp lý hoàn chỉnh để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, thì Condotel – đứa con lai của Bộ Xây Dựng và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay đã bị một số tỉnh thành đã quyết định thu hồi các sổ đỏ đã cấp cho loại hình này. Không chỉ thế, lần lượt các chuyên gia, luật sư cũng đã cảnh báo về các rủi ro khi đầu tư vào Condotel, đặc biệt nhiều chuyên gia còn khẳng định Condotel là loại hình không được chấp thuận tại Việt Nam, không được cung cấp sổ đỏ và cũng không được mua bán, nó đáng ra chỉ là một “khách sạn” không được rao bán như căn hộ.

Hiện nay rất nhiều dự án condotel được lách luật cấp sổ đỏ

“Phát pháo” đầu tiên cho dự án condotel tại Đà Nẵng

Vừa qua, các nhà đầu tư, chủ đầu tư “đau đầu” khi TP.Đà Nẵng ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài đã cấp cho một dự án BĐS nghỉ dưỡng khiến khách hàng hoang mang. Đặc biệt, dự báo những chủ đầu tư sắp hoặc đang mở bán dự án tại địa phương này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đà Nẵng thu hồi sở đỏ sở hữu vình vieenc tại các dự án Condotel là “phát súng” đầu tiên cho loại hình này

Theo đó, dự án bị thu hồi sổ đỏ tại Tp.Đà Nẵng là của Công ty 586, phát triển trên đất có mục đích sản xuất – kinh doanh – thương mại – dịch vụ, trong đó có căn hộ condotel. TP Đà Nẵng đã đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài và cấp lại sổ đỏ chỉ còn thời hạn 39 năm.

Thông tin này được xem là “cú sốc” đối với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, đặc biệt thách thức với các dự án condotel, biệt thự biển lâu nay vẫn được quảng cáo là có sổ đỏ lâu dài.

Theo phản ánh của công ty bị thu hồi sổ đỏ lâu dài, trước đây UBND Tp.Đà Nẵng và một số địa phương khác đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel trên đất có mục đích sản xuất – kinh doanh – thương mại – dịch vụ có thời hạn ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở, tại thời điểm năm 2008.

Theo Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch Công ty TAT Law firm) chia sẻ với báo chí, việc cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng là tín hiệu tích cực, cho thấy các nhà quản lý ở thành phố này đã bắt đầu nhận thức được bản chất của sản phẩm căn hộ khách sạn – condotel đã gây nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua.

Theo đó, nếu đúng về quy định và bản chất của Condotel thì đó không thể có giao dịch mua – bán giữa khách hàng và chủ dự án condotel mà chỉ có có bên thuê tài sản và bên cho thuê tài sản.

Còn theo Ông Luis Mesquita De Melo – Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Pháp chế Asian Coast Development trả lời vấn đề Condotel trên Báo Đất Việt: “Khoảng 15-20 năm trước, condotel từng có thời kỳ bùng nổ tại Địa Trung Hải và Châu Âu, tuy nhiên hiện nay dòng sản phẩm này đã không còn tác động mạnh đến thị trường. Tương tự, cách đây 5-10 năm, Thái Lan cũng từng bùng nổ condotel nhưng hiện quốc gia này không có dự án condotel mới nào. Nguyên nhân khiến condotel gần như vắng bóng ở thị trường Thái Lan là bởi mô hình này không dễ mang lại hiệu quả. Hiện hầu như các thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương đều không phát triển dòng sản phẩm này”.

Bên cạnh đó, ông cò nhấn mạnh: “Condotel cũng chỉ là một trong rất nhiều mô hình bất động sản, muốn thành công, chúng ta phải có khung pháp lý hoàn chỉnh để vận hành. Việt Nam chưa phù hợp phát triển condotel ồ ạt như hiện nay vì thị trường còn thiếu khung pháp lý để phát triển.”

Condotel bị “bắn”, ­Aparthotel ra đời

Đầu năm 2019, việc loại hình căn hộ Condotel được các cơ quan chức năng và chuyên gia vào cuộc xác định loại hình và thắt chặt việc quản lý xây dựng. Thì loại hình Aparthotel lại lên ngôi với dự án nổi bật là Tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí biển Sunbay Park Hotel & Resort Phan Rang do Công ty cổ phần Crystal Bay Property Services (thành viên tập đoàn Crystal Bay) làm chủ đầu tư.

Condotel đứng trước tình trạng “thất sủng” thì Aparthotel lại ra đời thay thế cho loại hình này

Theo khái niệm của Condotel và Aparthotel tại Việt Nam thì đây đều là loại hình Khách sạn căn hộ hay Căn hộ khách sạn. Đều được trang bị và thiết kế như một căn hộ sang trọng và đầy đủ, mỗi dự án đều có một đơn vị đứng ra quản lý và điều hành các vấn đề xảy ra hàng ngày tại đây.

Vậy Condotel và Aparthotel có gì khác nhau mà nhiều chủ đầu tư “bỏ chạy” Condo để theo Apart?

Theo tìm hiểu, tuy Condotel và Aparthotel có tên gọi khác nhau, thế nhưng lại không có sự khác biệt lớn. Sự khác biệt duy nhất là quyền sử dụng.

Về Condotel, đây là dự án khách hàng có quyền sử dụng hoàn toàn. Cụ thể, khi khách hàng mua một căn hộ trong dự án này thì có thể tự sử dụng để ở hoặc cho thuê kèm với chủ quyền này, chủ đầu tư đóng vai trò sẽ cam kết lợi nhuận 10%/năm.

Còn Aparthotel, thì chủ đầu tư là người nắm quyền sử dụng. Bởi lẽ, chủ đầu tư sẽ không cam kết lợi nhuận trước như Condotel, mà thay vì để khách hàng tự cho người khác thuê mà là khách hàng cho chính chủ đầu tư thuê lại với thời gian mà khách hàng đưa ra. Lợi nhuận của phân khúc này được chủ đầu tư chia làm 80% – của khách hàng và 20% của chủ đầu tư.

Thế nhưng hình thức cho thuê khác nhau nhưng điểm chung của hai loại hình này đều được các nhân viên môi giới cam kết sẽ có sổ hồng với thời hạn cho thuê là 70 năm.

Liệu sau “phát súng” cảnh cáo Condotel ở Đà Nẵng vừa qua, thì loại hình Aparthotel có làm nên chuyện tại Việt Nam, hay cũng giống như người anh em của nó, sẽ bị cảnh cáo và trả về đúng loại hình Hotel mà Bộ văn hòa Thể thao, Du lịch quản lý?

Phải chăng có sự lách luật của chủ đầu tư, cùng các đơn vị môi giới với loại hình đầu tư mới này, khi các bộ luật đều không chấp nhận Condotel và Aparthotel?

Đề xuất:

spot_img