Bên cạnh các thương hiệu lớn nhất thế giới như Amazon, Apple, Google, các thương hiệu đến từ Trung Quốc cũng đang vươn lên một cách mạnh mẽ.
Động thái của Alibaba
Alibaba và Baring Private Equity Asia đã dẫn đầu các nhà đầu tư 400 triệu USD mua 5,5% cổ phần chi nhánh bán lẻ của Masan Group. Theo thỏa thuận ngày 8/5, Masan sẽ hợp tác cùng Lazada, chi nhánh Đông Nam Á của Alibaba. “Sự kết hợp giữa kinh nghiệm bán lẻ trực tuyến của Alibaba, nền tảng Lazada tại Việt Nam và mạng lưới offline đi đầu của Masan sẽ là nhân tố then chốt để hiện đại hóa viễn cảnh bán lẻ của Việt Nam”, Kenny Ho, Giám đốc đầu tư khu vực Đông Nam Á của Alibaba, nói. Tại Việt Nam, thông qua Lazada, Alibaba cạnh tranh trực tiếp với Shopee và Tiki.
Động thái của Amazon
Amazon đang đẩy mạnh tuyển người bán hàng tại Việt Nam. Đây là bước đi giúp Amazon cạnh tranh với Alibaba. Sự tập trung vào Việt Nam là một phần chiến lược Amazon mở rộng ra nước ngoài, tiếp cận, khai thác các nhà cung ứng Châu Á. Chiến lược đã bắt đầu mang lại “trái ngọt”. Số lượng nhà buôn xuất khẩu hàng hóa trị giá từ một triệu USD ở Việt Nam đã tăng ba lần năm ngoái khi nhiều khách hàng “mắc kẹt” ở nhà do lệnh phong tỏa. Amazon nói thêm, con số này đã tăng nhờ nhu cầu lớn các dụng cụ, đồ nhà bếp, quần áo. “Các nhà buôn Việt Nam đã làm phong phú chọn lựa sản phẩm toàn cầu của chúng tôi”, anh Gijae Seong, Chủ tịch Amazon Global Selling Việt Nam, nói.
Việt Nam trở thành “chiến địa”
Hiện Việt Nam là nguồn cung ứng quần áo, cà phê, hải sản hàng đầu thế giới, với các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp. Khi thương mại điện tử nổi lên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể gởi hàng hóa thẳng đến khách hàng nước ngoài. Xu hướng này Amazon nhận định sẽ thúc đẩy hơn nữa. “Các công ty tại Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về sản xuất. Việt Nam đang chứng kiến làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc để tránh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng như giảm các chi phí và rủi ro khác”, theo anh Seong.
Yếu tố khách quan đến từ “sân nhà” của Amazon
Trong khi đó, Mỹ là khách hàng lớn nhất của Việt Nam. Điều này càng được củng cố khi người Mỹ bị “mắc kẹt” ở nhà vì đại dịch, họ cần hàng hóa từ Việt Nam và đổ xô mua sắm trục tuyến. “Khi có nhiều nhà cung cấp hơn trên nền tảng, bạn có thể cạnh tranh. Điều này giúp hạ giá thành và thu hút khách hàng. Khách hàng cũng sẽ trung thành hơn”, Hiếu Đinh, một cựu chuyên gia tư vấn, cho biết. “Điều này tạo ra một vòng tròn mà ở đó người mua thu hút người bán và ngược lại”. Đại dịch COVID-19 cũng khiến nhiều công ty Việt Nam mở kinh doanh online hơn.
Amazon cạnh tranh cùng Alibaba
Hiện Amazon và Alibaba đều nhận hỗ trợ từ cơ quan chức năng các cấp tại Việt Nam. Theo chiến lược phát triển nền kinh tế số, Việt Nam đang làm việc với Amazon để đào tạo cho hàng trăm doanh nghiệp trên cả nước. Các nhà cung cấp hàng hóa sẽ được học mọi thứ từ đăng sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, đến vận chuyển hàng hóa thông qua Fulfillment by Amazon. Alibaba cũng đang thực hiện chương trình tương tự với sự hỗ trợ của các cấp quản lý nhà nước Việt Nam. Hồi tháng 3/2021, Alibaba thông báo hai bên đã chọn các doanh nghiệp tiềm năng tham gia hội thảo về phương thức thanh toán, phát livestream, và các công cụ thương mại điện tử khác.
Tuy nhiên, hai công ty cùng đối mặt với một thách thức. Cả hai đều phải đối mặt với những chỉ trích về cơ chế xử lý hàng giả và chính sách đối với các nhà cung cấp. Amazon và Alibaba hiện đều có mặt trong danh sách “các thị trường khét tiếng” về hàng giả của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR).