BẮC KINH, 23/5/2023 /PRNewswire/ — Vào sáng ngày thứ Sáu, Bà Bành Lệ Viện, phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã mời các đệ nhất phu nhân của Kyrgyzstan và Uzbekistan đến thăm Nhà hát lịch sử Yisushe ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc.
Các khách mời gồm có bà Aigul Japarova, vợ Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov, và bà Ziroatkhon Mirziyoyeva, phu nhân Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev. Bà Japarov và Bà Mirziyoyev đã tới Tây An để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á, kết thúc vào thứ Sáu.
Đầu tiên, Bà Bành đưa các vị khách tới thăm bảo tàng nghệ thuật kinh kịch Qinqiang trong khu văn hóa Nhà hát Yisushe, để cùng chiêm ngưỡng những món đồ tinh xảo liên quan đến kinh kịch dân gian.
Họ dừng lại trước một tác phẩm bích họa, quan sát tỉ mẩn cách các nhạc sĩ địa phương biểu diễn cùng với nghệ nhân tới từ Khu vực phía Tây vào thời nhà Đường (618-907). Họ đã được giới thiệu về thể loại kịch Qinqiang rất nổi tiếng ở Trung Quốc.
Bà Bành cùng với các vị khách cũng đã thử làm rối bóng tại một phòng triển lãm và trò chuyện cùng các nghệ nhân kỳ cựu hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian. Tại Nhà hát Yisushe, họ đã xem một buổi biểu diễn Qinqiang cổ truyền.
Kinh kịch Qinqiang, một thể loại kinh kịch dân gian Trung Quốc bắt nguồn từ thời Tây Chu (1046-771 TCN), tiếp tục phát triển mạnh ở vùng rộng lớn phía Tây Bắc Trung Quốc và được liệt kê vào trong danh sách di sản phi vật thể của Trung Quốc vào năm 2006.
Giống như nhiều hình thức kinh kịch truyền thống của Trung Quốc, Qinqiang kết hợp cả ca hát, khiêu vũ, võ thuật và nhào lộn. Được biểu diễn bằng phương ngữ Thiểm Tây, các tiết mục lấy nội dung chủ yếu từ các câu chuyện cổ và truyện dân gian.
Bà Bành cho biết Trung Quốc sẵn sàng tăng cường giao lưu văn hóa và hợp tác với các nước Trung Á, đồng thời thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Bà Japarova và bà Mirziyoyeva cảm thấy Con đường Tơ lụa đã kết nối các nền văn hóa giữa Trung Á và Trung Quốc. Hai bên mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân và học hỏi lẫn nhau.
Giao lưu văn hóa lâu dài mang lại những lợi ích tốt đẹp
Trong hơn 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân dân Trung Quốc và các nước Trung Á đã nối lại tình hữu nghị ngàn năm, gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, y tế, du lịch và giao lưu giữa các quốc gia, đồng thời thúc đẩy khung hành động đa chiều trong quan hệ hợp tác đa phương.
Có 62 cặp tỉnh, khu vực và thành phố kết nghĩa giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Năm 2022, Trung Quốc đề xuất tổ chức một diễn đàn hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và Trung Á và cam kết sẽ đưa số thành phố kết nghĩa, kết nghĩa với các thành phố của Trung Quốc tại 5 quốc gia lên tới 100 trong vòng một thập kỷ.
Từ năm 2004, Trung Quốc đã thành lập 13 Viện Khổng Tử và 24 Lớp học Khổng Tử ở Trung Á, với hơn 18.000 sinh viên hiện đang theo học tại các cơ sở này.
Từ năm 2010 đến 2018, số lượng sinh viên Trung Á học tập tại Trung Quốc đã tăng từ 11.930 lên 29.885, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 12,33%. Trung Quốc đã trở thành một trong những điểm đến chính và quốc gia được nhiều sinh viên ở các nước Trung Á lựa chọn để đi du học. Số lượng sinh viên Trung Á du học tại Trung Quốc tăng nhanh sau đại dịch COVID-19.
Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á diễn ra vào hôm thứ Sáu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh vai trò cần thiết của hoạt động tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh. Theo ông, Trung Quốc sẽ mời các nước Trung Á tham gia chương trình “Con đường tơ lụa văn hóa” và sẽ thành lập thêm các trung tâm y học cổ truyền tại Trung Quốc.
Ông Tập chia sẻ thêm: “Chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến trình thành lập trung tâm văn hóa tại mỗi quốc gia. Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp học bổng chính phủ cho các nước Trung Á và hỗ trợ các trường đại học tham gia Liên minh các trường Đại học của Con đường Tơ lụa”.
Ông Tập nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đảm bảo Năm Văn hóa và Nghệ thuật cho Nhân dân Trung Quốc và các nước Trung Á cũng như đối thoại truyền thông cấp cao Trung Quốc-Trung Á đạt được thành công. Chúng tôi sẽ khởi động chương trình Thủ đô Văn hóa và Du lịch Trung Quốc-Trung Á, đồng thời mở các dịch vụ tàu hỏa đặc biệt cho du lịch văn hóa tại Trung Á”.