Trang chủĐời sốngBNI Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2025

BNI Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2025

BNI là tổ chức kết nối thương mại thế giới được thành lập vào năm 1985. BNI Việt Nam đã chính thức thành lập từ năm 2010, nay đã có hơn 3.000 thành viên. Được biết, tầm nhìn đến năm 2025 của BNI Việt Nam là sẽ giúp trên 10.000 chủ doanh nghiệp đến với nhau, ứng dụng hệ thống BNI toàn cầu cùng phát triển mối quan hệ kinh doanh.

Để BNI vững mạnh tại Việt Nam trong 9 năm qua là cả một quá trình kết nối, đào tạo, “ươm mầm” cảm hứng, văn hóa cho các doanh nghiệp thành viên. Để hiểu hơn về BNI Việt Nam và tầm nhìn của BNI Việt Nam trong những năm tới, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Hồ Quang Minh – Chủ tịch BNI Việt Nam.

Thưa Ông, ông có chia sẻ gì về việc BNI đã vững mạnh trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam trong 9 năm qua?

Câu chuyện trong 9 năm qua của BNI là đã giúp cho doanh nhân Việt Nam thay đổi về cách làm kinh doanh. Trước đây, người ta đến với nhau chỉ đơn giản là bán hàng, còn bây giờ là để xây dựng mối quan hệ một cách bài bản. Đến là tìm hiểu đối tác, bạn bè doanh nghiệp để giúp họ thu thập kinh nghiệm, kiến thức phát triển doanh nghiệp.

Điều thể hiện được thành tựu chính là doanh nhân đến BNI thực hành triết lý “cho là nhận” với phương châm “ nuôi trồng chứ không săn bắn”. Đến đây, các doanh nhân cần phải họp hàng tuần, phải chứng minh được mình cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín, tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng để tạo ra kết quả thật. Đó là cái mà doanh nhân họ thấy, họ thay đổi được các hành vi và giúp nhau kết nối – cách thức kinh doanh mà đất nước mình mong đợi nhiều năm qua, mà nhiều tập thể các nơi công nhận BNI là một cộng đồng uy tín làm được điều đó.

Để phát triển như bây giờ, BNI đã gặp những khó khăn nào trong quá trình vận dụng quy trình Quốc tế vào Việt Nam?

Trong bối cảnh hơn 90% số doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc các doanh nghiệp tăng cường gặp gỡ, tạo các mối liên kết để cùng nhau phát triển là hướng đi được đánh giá tích cực.

Khi áp dụng quy trình BNI quốc tế vào Việt Nam thì sẽ không phù hợp với văn hóa số ít người. Trong cộng đồng BNI toàn cầu mọi người sẽ chọn họp vào giờ sáng sớm để trao nhau niềm tin, tinh túy nhất của trí tuệ của mình. Thì về Việt Nam và một số nước khác mọi người lại nói “Tại sao đi sớm thế?” đây là một trong những điều khó khăn nhất khi vận dụng BNI vào Việt Nam.

Quan trọng nhất vẫn là: Hiện nay không có một tổ chức doanh nhân nào buộc các thành viên phải đến sinh hoạt hàng tuần như BNI, cam kết các chỉ số phát triển kinh doanh cho mình và đồng đội cũng như liên kết các khu vực, quốc gia trên toàn cầu.

Xin Ông cho biết tầm nhìn đến năm 2025 của BNI Việt Nam?

Tầm nhìn đến năm 2025 là sẽ giúp cho 10.000 chủ doanh nghiệp đến với nhau, ứng dụng hệ thống BNI toàn cầu để phát triển mối quan hệ, hình thành một doanh nghiệp bài bản và có nhiều đối tác toàn cầu để kinh doanh.

Để làm được những điều này, ông và cộng đồng BNI có những kế hoạch nào?

Đổi mới – cải thiện quy trình

Một trong những Giá trị cốt lõi của BNI là “Truyền thống và Đổi mới.” Trong những nội dung đề cập đến sự đổi mới, chúng tôi muốn nói rằng đó chính là cải thiện quy trình. BNI toàn cầu cân nhắc làm sao để tích hợp công nghệ tiên tiến như “thực tế ảo” và trí thông minh nhân tạo vào mô hình vận hành BNI.

BNI có trách nhiệm giúp thành viên mới định hướng con đường tương lai sao cho ngày càng thành công và hoàn thiện hơn.

Con người

BNI hoạt động dựa trên yếu tố con người – những thành viên chính là thương hiệu của tổ chức. BNI liên tục nâng cấp cách thức thu hút, sàng lọc, hướng dẫn, phát triển và vinh danh những thành viên xuất sắc

Hướng đến tương lai xa hơn

Tuy nhiên cách hữu hiệu nhất để giúp đỡ Thành viên BNI chính là thực hiện đúng lời hứa với từng thành viên khi họ lần đầu tiên gia nhập BNI. Điều này sẽ giúp chúng tôi xây dựng thương hiệu BNI hiệu quả hơn bất kỳ những cách thức nào khác. Chúng tôi suy nghĩ cho tương lai lâu dài, và rất mong mọi người cũng đồng suy nghĩ. Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ thu được những điều tốt nhất cho bản thân, và nêu gương về triết lý ‘’Cho là Nhận’’ một cách hiệu quả nhất.

Những năm tiếp theo BNI Việt Nam dự kiến có những hoạt động nào để phát triển văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đối với các thành viên thưa ông?

VHDN được thể hiện rất rõ trong triết lý “cho là nhận” và 7 giá trị cốt lõi của BNI. BNI cũng có chương trình hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp hàng tháng, ít nhất 1 lần để các thành viên học tập, chuyển giao công nghệ.

Sẽ triển khai xuyên suốt năm tới về chủ đề VHDN. Để phát triển được quá trình này, BNI đã hợp tác với Hiệp hội Phát triển VHDN để triển khai cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp cùng với lãnh đạo BNI các vùng để áp dụng mô hình văn hóa cho từng doanh nghiệp thành viên BNI.

Nếu có được VHDN thì người ta sẽ có một doanh nghiệp bền vững, lâu dài với những người tài. Có văn hóa bền vững thì mới có doanh nghiệp bền vững.

Xin cảm ơn ông về buổi chia sẻ hôm nay!

(Nguồn: vanhoadoanhnghiepvn.vn)

Đề xuất:

spot_img