Trang chủPR NewswireCác Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương...

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN cam kết tăng cường hợp tác với vị thế là một Trung tâm Tăng trưởng của Thế giới

JAKARTA, Indonesia, 4/9/2023 /PRNewswire/ — Indonesia đã đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ 10 vào ngày 25/8/2023 tại Jakarta. Hội nghị này nhằm mục đích giải quyết các thách thức toàn cầu sau đại dịch COVID-19 bằng cách xây dựng các chính sách tập thể để giải quyết các mối quan ngại trước mắt cũng như tiếp tục nỗ lực nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài của khu vực.

AFMGM giám sát tiến trình của các Sản phẩm kinh tế ưu tiên (PED) và giải quyết các vấn đề cấp bách hiện tại, bao gồm phục hồi và ổn định kinh tế (Phục hồi-Tái thiết), hòa nhập tài chính kỹ thuật số để tăng trưởng (Kinh tế kỹ thuật số) và thúc đẩy tài chính xanh (Bền vững).

Trong bối cảnh bất ổn trên toàn thế giới, nền kinh tế ASEAN nổi bật với mức tăng trưởng dự kiến 4,5%, cao hơn mức trung bình toàn cầu. Khu vực này quản lý tốt lãi suất và tỷ giá hối đoái, thể hiện khả năng phục hồi trước những thay đổi kinh tế toàn cầu.

Các cuộc thảo luận chính trong AFMGM xoay quanh chủ đề duy trì động lực chiến lược trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, áp lực nợ và những thách thức về tính bền vững. Tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý rủi ro cũng là những ưu tiên của khu vực.

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani nhấn mạnh: “Cuộc họp đề cao tầm quan trọng của việc tăng cường cơ cấu chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước ASEAN thông qua việc sử dụng mọi công cụ để đảm bảo ổn định kinh tế khu vực. Tầm quan trọng của việc phối hợp hài hòa giữa các chính sách phục vụ mục đích giải quyết các rủi ro hiện tại đã được thống nhất”.

Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng bền vững lâu dài ở ASEAN, AFMGM đề cao những nỗ lực tăng cường tài trợ cho cơ sở hạ tầng khu vực, tái định vị Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF) thành Quỹ Xanh ASEAN. Các quốc gia thành viên đã đồng ý điều chỉnh hoạt động tài trợ AIF cho phù hợp với Nguyên tắc phân loại tài chính bền vững của ASEAN, tăng cường các quy trình AIF cũng như đặt ra mục tiêu tái cấp vốn và tối ưu hóa nguồn vốn hiện có.

AFMGM cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy tài trợ chuyển đổi để đạt được những thành tựu kinh tế carbon thấp ở ASEAN. Cuộc họp đã thảo luận về Nguyên tắc phân loại tài chính bền vững phiên bản 2 của ASEAN, phản ánh những nỗ lực hướng tới quá trình chuyển đổi công bằng, giá cả phải chăng và có trật tự trong khu vực.

Tiến trình Tài chính ASEAN 2023 giúp tăng cường hợp tác liên ngành, các sáng kiến Tài chính-Y tế và An ninh Lương thực. Các Bộ trưởng Tài chính và Y tế đã xác định những thiếu hụt về kinh phí trong công tác phòng chống, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, huy động các nguồn lực như Quỹ ứng phó với dịch bệnh COVID-19 của ASEAN. Để tăng cường an ninh lương thực, ASEAN đặt mục tiêu cải thiện chính sách lương thực, khả năng tiếp cận lương thực, khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cơ sở thương mại.

Về mặt tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Indonesia, Perry Warjiyo, nhấn mạnh cam kết hội nhập của ASEAN thông qua các sáng kiến Giao dịch tiền tệ địa phương (LCT) và Kết nối thanh toán khu vực (RPC), được phê duyệt tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 5/2023.

Các chủ đề khác liên quan đến ngân hàng trung ương bao gồm tối ưu hóa các chính sách kinh tế vĩ mô và tạo môi trường thúc đẩy tăng trưởng, số hóa, cải cách cơ cấu và tài chính xanh. Trong khi đó, hoạt động thảo luận xung quanh Khung giao dịch tiền tệ địa phương ASEAN và việc mở rộng Kết nối thanh toán khu vực hướng tới mục đích tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.

Đề xuất:

spot_img