Thú cưng từ lâu đã trở nên gần gũi và quan trọng hơn hết đối với một số gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, phân mèo có chứa ký sinh trùng toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bầu nên hạn chế tiếp xúc với mèo, đặc biệt là “sản phẩm” hàng ngày của chúng. Trong phân mèo có tồn tại vi-rút toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng có thể lây lan và gây bệnh cho con người.
Toxoplasma gondii là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Nhiễm trùng do Toxoplasma có thể mắc phải hoặc đã có từ ngay khi sinh (bẩm sinh).
Toxoplasmosis là bệnh gì?
Toxoplasmosis là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút toxoplasma gondii gây ra. Vi-rút này có trong đất cát, thịt sống và phân mèo. Những người khỏe mạnh dù bị vi-rút này tấn công cũng không bị ảnh hưởng gì. Hàng triệu người bị nhiễm Toxoplasma nhưng chỉ số ít biểu hiện triệu chứng bởi vì người khỏe thường có hệ miễn dịch đủ để khống chế không cho ký sinh trùng gây bệnh.
Một nửa dân số thế giới bị nhiễm toxoplasmosis nhưng không có triệu chứng.Tại Hoa Kỳ, có khoảng 23% bị ảnh hưởng và ở một số khu vực trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh này lên đến 95%. Khoảng 200.000 trường hợp mắc bệnh toxoplasma bẩm sinh xảy ra mỗi năm.
Toxoplasma nguy hiểm hơn hết đối với những người có hệ miễn dịch yếu như đang hóa trị hoặc mắc bệnh AIDS và ghép tạng. Bên cạnh đó phụ nữ khi mang thai sẽ có nguy cơ rủi ro bị sẩy thai, sinh non, tổn thương hệ thần kinh của thai, thậm chí em bé sinh ra có khả năng bị dị tật.
Ở nước ta hầu như chưa có vắc-xin ngừa vi-rút toxoplasma gondii, vì vậy cần hiểu rõ hơn về loại vi- rút này để tránh được những rủi ro về sức khỏe là điều hết sức cần thiết.
Con đường truyền nhiễm bệnh Toxoplasmosis
Toxoplasma ảnh hưởng đường tiêu hóa (bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn), tim, dây thần kinh và da. Nhiễm
Toxoplasmosis thường lây lan bằng cách ăn thức ăn kém nấu chín có chứa u nang, tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh, và từ mẹ sang con khi mang thai nếu người mẹ bị nhiễm bệnh. Hiếm khi bệnh có thể lây nhiễm do truyền máu. Nó không lây lan giữa người khác. Ký sinh trùng này chỉ được biết là sinh sản hữu tính trong họ mèo.
Tuy nhiên, nó có thể lây nhiễm hầu hết các loại động vật máu nóng, kể cả con người. Chẩn đoán thường bằng cách xét nghiệm máu cho kháng thể hoặc bằng cách thử nghiệm dịch ối cho ADN của ký sinh trùng.
Những biểu hiện của người nhiễm Toxoplasma gondii
Hầu hết những người khỏe mạnh không biểu hiện các triệu chứng. Số còn lại có thể có triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, và nổi hạch.
Nếu bạn bị HIV/AIDS, đang hóa trị hoặc mới được ghép tạng gần đây thì toxoplasma bị nhiễm từ trước có thể tái hoạt động. Trong trường hợp này, có nhiều khả năng xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, bao gồm: đau đầu, co giật, lú lẫn, nhìn mờ do nhiễm trùng võng mạc nặng,…
Đối với trẻ sơ sinh thường có biểu hiện như: Co giật,gan lách to, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng mắt nặng, giảm thính lực, rối loạn tâm thần, thậm chí là dị tật.
Hạn chế nguy cơ nhiễm toxoplasmosis
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với phụ nữ mang thai hạn chế tiếp xúc với mèo và cả những loại thú cưng khác. Đặc biệt, không nên tắm rửa vệ sinh cho thú cưng, tránh nhiễm oxoplasmosis gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ mang thai và cả sức khỏe thai nhi. Khi nuôi mèo trong nhà phải giữ vệ sinh và nên cho mèo ăn thức ăn riêng hoặc nấu chín kỹ thực phẩm trước khi cho ăn.
Người nuôi thú cưng, bất kể là loại thú cưng nào cũng nên bảo vệ cho gia đình tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh bằng những biện pháp như: có chỗ ngủ riêng, dụng cụ vệ sinh cũng như môi trường tắm rửa riêng, thú cưng cần được đưa đến bác sĩ thú y định kì.
Vi-rút toxoplasma gondii chỉ bắt đầu phát triển sau khi thải ra được 24 giờ, nên nếu thường xuyên dọn phân mỗi ngày, nguy cơ nhiễm vi-rút hầu như không xảy ra.
Phương Ngân