Trang chủPR NewswireChủ tịch ASEAN Indonesia đặt trọng tâm chiến lược vào các vấn...

Chủ tịch ASEAN Indonesia đặt trọng tâm chiến lược vào các vấn đề quan trọng trong khu vực

JAKARTA, Indonesia, 03/08/2023 /PRNewswire/ — Indonesia đang hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết các vấn đề chiến lược quan trọng trong khối. Trong số những ưu tiên hàng đầu có việc thúc đẩy hợp tác tiền tệ, quản lý các vấn đề tài chính, tăng cường bảo trợ cho xã hội và nâng cao việc tài trợ bảo hiểm thiên tai.

Là một phần của công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ hai (AFMGM lần thứ 2) được mong đợi sẽ diễn ra vào tháng 8, các đoàn đại biểu cấp thứ trưởng từ các Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên đã tập trung tại Nhóm công tác Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM-WG) từ 10/07/2023 đến 14/07/2023 tại Yogyakarta.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2023, Indonesia sẽ tiếp đón 9 quốc gia thành viên khác là Brunei Darussalam, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Thêm một quốc gia thành viên đáng chú ý khác trong cuộc họp lần này là Timor-Leste, đây lần đầu tiên họ tham gia với tư cách quan sát viên.

Sáng kiến tăng cường nỗ lực hợp tác của ASEAN đã nhận được phản hồi tích cực từ tất cả các quốc gia thành viên, vì sáng kiến này nhằm mục tiêu định vị ASEAN trở thành trung tâm trọng yếu cho sự phát triển toàn cầu, một “Trung tâm Phát triển Trọng yếu”.

Bộ Tài chính Indonesia và Ngân hàng Indonesia hoàn toàn nhận thức rõ về sự cần thiết trong việc tăng cường hợp tác của ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, nhằm duy trì vị thế trọng yếu của tổ chức. Một số nội dung nổi bật trong chương trình AFCDM-WG bao gồm các cuộc thảo luận về tiến độ hợp tác ưu tiên của Chủ tịch ASEAN năm 2023, Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Khu vực Kinh tế ASEAN, Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ trong ASEAN và hợp tác tài chính ASEAN.

Đáng chú ý, Tài trợ cho Rủi ro Thiên tai (DRFI) và Bảo trợ Xã hội Thích ứng (ASP) là hai chủ đề quan trọng nổi bật cần chú trọng để bảo vệ quốc gia và tài sản của Indonesia và quan trọng nhất là bảo vệ các cộng đồng thu nhập thấp dễ bị tổn thương khỏi hiểm họa thiên tai. Parjiono, Nhóm chuyên gia về Kinh tế vĩ mô và Tài chính Quốc tế của Bộ Tài chính, đã nhấn mạnh rằng việc Indonesia phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai, kết hợp với những tổn thất kinh tế đáng kể, đã thúc đẩy nước này phát triển một Chiến lược Bảo hiểm và Tài trợ cho Rủi ro Thiên tai (DRFI) toàn diện từ năm 2018.

Ông nhấn mạnh: “DRFI được tạo ra để tăng cường khả năng tài trợ cho công tác giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và xây dựng khả năng phục hồi kinh tế trước nhiều thảm họa khác nhau gây ảnh hưởng đến Indonesia“.

DRFI nhằm mục đích nâng cao khả năng tài trợ ứng phó thảm họa thiên tai bằng cách tìm kiếm các nguồn tài chính thay thế ngoài ngân sách nhà nước, bao gồm các giải pháp bảo hiểm đổi mới. Hơn nữa, chính phủ Indonesia đang tích cực hợp tác với nhiều bên liên quan để giới thiệu một công cụ chiến lược gọi là Quỹ hợp nhất hỗ trợ thiên tai như một thành phần then chốt.

Tại Indonesia, sự phát triển của Bảo trợ Xã hội Thích ứng (ASP) đã được khởi động như một hành động phản hồi trực tiếp đối với lời kêu gọi cải cách bảo trợ xã hội của Tổng thống Joko Widodo.

Vì những khái niệm quan trọng này tiếp tục phát triển và đạt được đà phát triển, nên các quốc gia ASEAN đang chia sẻ kiến thức và phương thức thực tiễn tốt nhất với nhau để cùng nhau tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với thảm họa thiên tai và mạng lưới an sinh xã hội, cả ở cấp khu vực và toàn cầu.

Đề xuất:

spot_img