TÔ CHÂU, Trung Quốc, 23/08/2023 /PRNewswire/ — GCL System Integration Technology Co., Ltd. (“GCLSI”) đã ký thỏa thuận khung về việc cung cấp mô-đun hiệu suất cao loại N công suất 1,1 GW với SAEL Industries Limited (“SAEL”), đánh dấu một bước tiến mới đối với GCLSI trong việc mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh toàn cầu của mình. Dự án này đại diện cho một trong những thương vụ mua mô-đun quang điện (PV) lớn nhất tại thị trường Ấn Độ trong những năm gần đây. Lễ ký kết được tổ chức tại Trung tâm Năng lượng GCL, Tô Châu, Trung Quốc vào ngày 22/8. Ông Zhu Yufeng, Phó Chủ tịch kiêm Chủ tịch Tập đoàn GCL, Chủ tịch GCLSI, ông Zhang Kun, Chủ tịch điều hành GCLSI, ông Krishan Mehta, Phó Chủ tịch Trung tâm Tiếp thị Toàn cầu GCLSI, và ông Jasbir Singh Awla, Giám đốc Điều hành của SAEL đã có mặt tại buổi lễ.
GCLSI là nhà cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo toàn diện hàng đầu với nhiều cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. SAEL là một trong những công ty phát triển dự án quang điện hàng đầu tại Ấn Độ, tham gia thiết lập nhiều dự án quy mô tiện ích trên toàn quốc. Sự hợp tác giữa hai công ty đã mang đến một làn gió mới cho ngành công nghiệp quang điện mặt trời của Ấn Độ và củng cố vị thế dẫn đầu thị trường của GCLSI.
Ông Jasbir Singh Awla, Giám đốc điều hành của SAEL cho biết: “Chúng tôi coi GCLSI là đối tác chiến lược cho các kế hoạch ấp ủ nhiều hoài bão của mình nhằm lắp đặt các dự án quang điện có công suất hơn 2 GW trên mặt đất tại Ấn Độ mỗi năm”.
Ông Zhang Kun, Chủ tịch điều hành của GCLSI cho biết: “Đây là sự khởi đầu cho mối quan hệ lâu dài giữa GCLSI và SAEL. Tôi cảm thấy rằng với việc ký kết thỏa thuận này, GCLSI đã tiến thêm một bước nữa trên hành trình trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong ngành mô-đun quang điện”.
Gần đây, GCLSI đã triển khai dự án sản xuất pin hiệu suất cao loại N công suất 20 GW tại Vu Hồ, Trung Quốc. Dự án đầy tham vọng này thể hiện cam kết của GCLSI trong việc tăng cường hơn nữa chuỗi công nghiệp quang điện tích hợp toàn diện hiện có.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ấn Độ được dự đoán sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng dựa trên năng lượng mặt trời do nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng nhanh, đồng thời đất nước này cũng có lượng ánh nắng dồi dào quanh năm. Thủ tướng Narendra Modi đã đặt mục tiêu tạo ra 450 gigawatt năng lượng tái tạo vào năm 2030, gấp 5 lần công suất hiện tại. Nếu đạt được, Ấn Độ sẽ tạo ra 60% điện năng từ các nguồn nhiên liệu phi hóa thạch vào năm 2030, vượt mục tiêu 40% đã đặt ra trong thỏa thuận chung Paris.
Với các mục tiêu năng lượng tái tạo đầy quyết tâm của Ấn Độ, các chính sách hỗ trợ của chính phủ và nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp bền vững, GCLSI đặt mục tiêu trở thành đối tác đáng tin cậy trên hành trình hướng tới một tương lai xanh hơn của Ấn Độ bằng cách tận dụng các công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm sâu rộng trong ngành và cam kết đổi mới.