Trong xu thế hội nhập và phát triền giữa các quốc gia trên thế giới thì nhu cầu du lịch, tìm hiểu văn hóa truyền thống ở các vùng đất trên thế giới đang trở thành trào lưu được nhiều du khách nước ngoài ưa thích.
Việt Nam là một trong những điểm du lịch đang được thu hút rất nhiều du khách quốc tế bởi nhiều lí do: truyền thống văn hóa lâu đời đặc sắc, truyền thống yêu nước chống giặt ngoại xâm kiên cường bất khuất. Ngoài ra Việt Nam còn là điểm du lịch an toàn lịch sự, con người thì rất hiền hòa mến khách…
Chính vì thế khi du khách đến Việt Nam tham quan, tìm hiều phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của con người nơi đây thì bao giờ họ cũng muốn mang về cho đất nước mình hình ảnh và kỷ niệm đẹp khó quên, nhất là những vật lưu niệm giá trị mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ những nhu cầu thay đổi cuộc sống, từ sự đòi hỏi hằng ngày càng cao về mặt gốm sứ không chỉ là vật dùng hằng ngày, mà còn phải là những vật dụng trang trí thẩm mỹ đặc sắc, thể hiện cái hồn của văn hóa dân tộc.
Nhất là góp phần phát huy truyền thống văn hóa cũng như là nâng cao nhận thức về văn hóa – dân tộc ở nhân dân. Từ nhiều năm qua ông Lý Ngọc Minh – Giám đốc công ty gốm sứ Minh Long 1 đã tốn nhiều thời gian, công sức tìm tòi nghiên cứu để thực hiện ý tưởng này. Cuối cùng là với sự kiên trì là lòng đam mê đã được đền đáp một cách xứng đáng, đó là những bộ sứ tuyệt vời đã ra đời mang lại sự mãn nguyện cho “người mê sứ”, vì những vật dụng hằng ngày đã trở thành bảo vật có tính chất nghệ thuật mang đậm tính chất văn hóa dân tộc. Nhưng trên hết đã góp phần quan trọng trong việc mang đồ gốm sứ Việt Nam lên một tầng cao mới, sánh ngang cùng với các quốc gia trên thế giới có truyền thống lâu đời và nổi tiếng lâu đời về sản xuất gốm sứ.
Du khách người Hàn Quốc khi tham gia phòng trưng bày sản phẩm gốm sứ của Minh Long 1 tại Bình Dương đã nhận xét: “Đất nước các bạn rất đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh, con người thì hiền hòa mến khách. Chính vì thế khi đi du lịch Việt Nam, tôi rất muốn mang về đất nước mình những hình ảnh, kỷ niệm đẹp ấy nên phải chọn ra những vật phẩm lưu niệm ưng ý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phải thể hiện cái hồn của đất nước và con người Việt Nam.
Rất tình cờ khi tôi đi tham quan các làng nghề truyền thống ở Bình Dương, trong đó có làng nghề gốm sứ trên 300 năm tuổi, khi tham quan showroom của gốm sứ Minh Long I, tôi thật sự ngỡ ngàng và phấn khích vì tất cả những gì liên quan đến văn hóa dân tộc Việt Nam đều được thể hiện một cách sinh động và sâu sắc trong từng sản phẩm.
Đặc biệt tôi ưng nhất là những bức phù điêu với tên gọi “dân tộc – đất nước”, vì những hình ảnh đất nước và con người Việt Nam được chạm khắc một cách công phu, sắc sảo, mang tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế tôi quyết định chọn sản phẩm gốm sứ Minh Long để làm quà lưu niệm của như giới thiệu với bạn bè ở đất nước tôi”.
Thật vậy, những năm qua, sản phẩm gốm sứ Minh Long I tuy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nhưng hình thức vẫn luôn bám sát vào bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đặt biệt là các hoa văn, họa tiết, hình ảnh trang trí… Dấu ấn văn hóa dân tộc luôn thể hiện rõ trong từng sản phẩm gốm sứ của thương hiệu này. Đỉnh cao của tinh thần hướng nội ấy chính là tác phẩm gốm sứ tuyệt mỹ với những tên gọi “dân tộc – đất nước, hồn việt, sơn hà, cẩm tú”.
Trong đó, đáng chú ý là bộ phù điêu với tên gọi “ Dân tộc và đất nước”đã được ra đời sau nhiều năm dài tìm tòi nghiên cứu. Đây là sản phẩm đầy tính sáng tạo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là thành quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại kết hợp với đôi bàn tay tài hoa, khóe léo của người thợ làm gốm. Điều khắc trên gốm là một bộ môn nghệ thuật đặc sắc, được nghiên cứu một cách công phu trong một thời gian dài thể hiện cái tài và bộ óc sáng tạo của người thực hiện.
Thông qua các bức phù điêu, những hình ảnh về văn hóa dân tộc Việt Nam được khắc họa một cách rõ nét, sống động mà khi nhìn vào bất kỳ ai cũng có thể hiểu được cũng như có thể hình dung các câu chuyện dân gian về đất nước con người Việt Nam, về truyền thuyết con rồng cháu tiên, uống nước nhớ nguồn, tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình yêu đôi lứa…
Cụ thể như với bức phù điêu mang chủ đề “đất nước” là những bức tranh mô tả sống động, khắc họa hình ảnh của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam như: chùa Một Cột, Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Vịnh Hạ Long, Cầu Thê Húc, chùa Thiên Mụ… Hoặc như cảnh sinh hoạt đời sống văn hóa cộng đồng của người Việt Nam xưa nay như: múa lân, thả diều, bắn bi… hay cảnh họp chợ của người dân 3 miền, hình ảnh sinh hoạt cộng đồng của 54 dân tộc anh em sống trong mái nhà chung của đại gia đình Việt Nam…
Đây chính là những nét đẹp văn hóa truyền thống, là những ký ức khó có thể phai mờ trong lòng của mỗi người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Việt Nam. Tất cả đều mang đậm tính nghệ thuật sâu sắc thông qua những nét khắc họa tạo hình, bố cục hình vẽ theo một trật tự nhất định trông rất hài hòa, đẹp mắt. Ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT – TGĐ Công ty gốm sứ Minh Long 1 chia sẻ: “Bức phù điêu mang chủ đề “Dân tộc” chính là sự thể hiện niềm tự hào về lịch sử cội nguồn dân tộc, là sự hãnh diện về truyền thống “Con Rồng Cháu Tiên”.
Trong đó đáng chú ý là Minh Long I đã vận dụng thành công những di sản, hiện vật văn hóa cổ của dân tộc mà điển hình là những bức phù điêu khắc họa hình ảnh con rồng mỏ phượng thời Lý – Trần, thể hiện khí phách hào hùng của dân tộc – những người con của nồi giống Lạc Hồng. Điểm nổi bật của những bức phù điêu này là hình ảnh con Rồng rất Việt Nam đó là con Rồng trên đầu có sừng nhọn, có mái bờm hất ngược tới trước, trong rất oai phong nhưng lại hiền từ vì ngậm ngọc và không chầu quả châu lửa mà chầu hoa sen, tượng trưng cho cõi Tiên Phật – một thế giới an bình.
Còn bức phù điêu khắc họa về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc – thực dân. Đây là một trong những nhà cách mạng và cũng là nhà thơ nổi tiếng của vùng đất Đông Nam Bộ xưa nay mà 4 câu thơ của ông đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc:
“Ai về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giữa Lạc Hồng
Từ độ mang gương đi muôn cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”
Ngoài ra, Minh Long I còn chế tác ra những tác phẩm gốm sứ thể hiện sự độc đáo thoát lên cái hồn của dân tộc Việt. Đó là những sản phẩm có tên gọi: Sơn Hà, Cẩm Tú, trống đồng Ngọc Lũ… khắc họa những hình ảnh này trên gốm sứ cũng chính là rôn vinh khí phách hào hùng của dân tộc Việt Nam với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.
Nếu như 2 bộ Sơn Hà và Cẩm Tú được đánh giá mang phong cách cung đình, vương giả với tông màu chủ đạo là màu đỏ tươi và màu xanh trời – hay còn gọi là màu king – blue tức là màu xanh vua, thì có bộ gốm sứ có tên hồn Việt cũng không kém phần độc đáo với những hình ảnh danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hình ảnh đời sống văn hóa – sinh hoạt cộng đồng của người dân Việt Nam xưa nay được thể hiện rất chi tiết, sinh động trên gam màu xanh lam. Có thể nói, các sản phẩm sốm sứ Minh Long I là sự kết tinh hài hòa giữ những nét đẹp văn hóa thế giới, đồng thời thể hiện nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đó còn là sự kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn vẻ đẹp nghệ thuật cổ với những cách tân hiện đại tạo cho sản phẩm gỗ sứ Minh Long I vừa sâu lắng tinh tế, lại vừa bóng bẩy, cầu kỳ từ cách từ cách tô màu tráng men, vẽ men màu hay chạm khắc trên gốm sứ đều phong phú đa dạng. Ở tất cả các sản phẩm gốm sứ Minh Long 1, dù thể hiện đề tài truyền thống hay hiện đại thì nó vẫn luôn giữ được màu sắc tươi sáng thanh thoát, nét vẻ hay chạm khắc rất tinh tế, sắc xảo.
Vì thế, các sản phẩm gốm sứ nơi đây luôn tạo được sự hấp dẫn mọi người, đặt biệt là du khách quốc tế chính là ở đặc trưng mỹ cảm đó. Ngay cả những người sành chơi hay khó tính cũng dễ tìm thấy cho mình những sản phẩm gốm sứ ưng ý. Ngày nay, gốm sứ Bình Dương nói chung, của Minh Long I nói riêng, trên con đường duy trì và phát triển nghề gốm sứ truyền thống, vẫn luôn giữ được bản sắc riêng biệt, độc đáo của nền văn hóa dân tộc để truyền bá ra thế giới bằng chính những sản phẩm đầy uy tín, chất lượng.
Chính điều này đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm gốm sứ Minh Long I, làm rạng danh nghề gốm sứ Việt Nam. Nhưng trên hết, đã góp phần quan trọng trong việc đưa hình ảnh Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa , hiện đại hóa nói chung và ngành gốm sứ nói riêng lên tầm mức quốc tế.
Theo Nhà báo Trần Phước Lâm
Bài đăng trên Tạp chí Truyền thống và Phát triển số 15 tháng 06/2021