ĐÀI BẮC, ngày 14 tháng 5 năm 2025 /PRNewswire/ – Ngân hàng Cathay United Bank (CUB) đã kỷ niệm 20 năm thành lập tại Việt Nam bằng hoạt động kỷ niệm kéo dài một năm với một hội thảo ESG đáng chú ý, quy tụ hơn 80 nhà lãnh đạo trong ngành để vạch ra một lộ trình phát triển bền vững giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cathay United Bank HCMC Branch Head VJ Lu (sixth from the left.) emphasizes that we’ve looked at real challenges and practical ideas for ESG and sustainable development. Whether it was energy transition, strategy, or real business stories, it all comes down to one thing: collaboration really is key if we want to drive long-term change.” (Photo provided by Cathay United Bank)
Tập trung vào ESG: Xu hướng toàn cầu và thách thức địa phương
Để thể hiện cam kết của mình đối với phát triển bền vững và đổi mới, Ngân hàng Cathay United Bank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (CUBHCM) đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập với chủ đề “Tốt hơn cùng nhau” (tiếng Anh: Better Together) bằng cách tổ chức hội thảo “ESG: Những thách thức và thực tiễn cho phát triển bền vững”. Khi các tiêu chí về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) ngày càng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh toàn cầu, sự kiện này cung cấp cho các bên liên quan chính trong ngành những hiểu biết thực tế và hướng dẫn chiến lược để hoạt động trong bối cảnh phát triển vững đang thay đổi.
Là một ngân hàng thương mại trực thuộc Cathay Financial Holdings – một trong những tổ chức tài chính hàng đầu châu Á – CUB không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính mà còn tích cực đóng vai trò là đối tác quan trọng cho các doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng bền vững. Năm 2015, CUB trở thành ngân hàng Đài Loan đầu tiên áp dụng Nguyên tắc Xích đạo, đảm bảo các dự án được tài trợ phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý rủi ro xã hội và môi trường quốc tế, đặt nền tảng vững chắc để hỗ trợ phát triển bền vững trong kinh doanh.
Ông Michael Wen, Phó chủ tịch điều hành của Cathay United Bank, nhấn mạnh tại hội thảo, “Cathay United Bank đặt mục tiêu hỗ trợ khách hàng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh ESG thay đổi bằng cách cung cấp thông tin phân tích chuyên sâu về xu hướng toàn cầu và địa phương, những thay đổi về quy định pháp luật và phương pháp triển khai thực tế, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực liên quan tới lĩnh vực này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam mang đến cả cơ hội và thách thức về phát triển bền vững, và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà hoạch định chính sách là chìa khóa để thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa”.
Trong diễn đàn, ông Nguyễn Hoàng Nam, Lãnh đạo về ESG tại PwC Việt Nam, nhấn mạnh những thách thức mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong nước phải đối mặt liên quan đến ESG: “Khoảng 39% doanh nghiệp chưa bao giờ nghe nói về ESG và hơn 60% không biết về các quy định liên quan. Các rào cản chính bao gồm các hạn chế về tài chính, thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng và năng lực triển khai ESG hạn chế”.
Để giải quyết những thách thức này, ông Nguyễn Hoàng Nam khuyên các doanh nghiệp nên đầu tư vào đào tạo ESG nội bộ, phát triển hệ thống dữ liệu báo cáo đáng tin cậy, chủ động tìm kiếm các đối tác tài chính xanh và tham gia với các hiệp hội ngành để tìm hiểu những cách làm hay.
Các mô hình thực tế và cách làm hay trong ngành
Bất chấp những thách thức, việc thực hiện ESG ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng khích lệ. Ở cấp độ chính sách, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021–2030. Diễn đàn cũng có sự tham gia của các đại diện từ các công ty đi đầu về thực hiện và chứng nhận ESG, bao gồm Khu công nghiệp IDICO, Schneider Electric, Ares International Certification, Dan-D Foods và Micro Electricity .
Ví dụ, Khu công nghiệp IDICO đã giới thiệu các phương pháp xanh hơn trong lĩnh vực công nghiệp nặng. Công ty đã lắp đặt các hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trên khắp các nhà máy được xây dựng sẵn và tái sử dụng nước thải. IDICO cũng ưu tiên nguồn nhân lực bằng việc phát triển nhà ở xã hội tiện lợi, thu hút lao động chất lượng.Trong khi đó, Schneider Electric, với mục tiêu phát thải khí carbon bằng 0 vào năm 2050, đang tích cực phát triển các công nghệ sạch như điện sạch và khử cacbon lưới điện để giảm lượng khí thải carbon.
Ngân hàng Cathay United Bank: Hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam vì sự bền vững
Đến năm 2024, CUB đã giành được gần 90 giải thưởng uy tín công nhận những thành tựu trong quản lý tài sản, đổi mới kỹ thuật số và thực hành ESG – một minh chứng cho vị thế là một ngân hàng có trách nhiệm và tư duy tiến bộ. Gần đây nhất, Ngân hàng Cathay United Bank được xếp hạng trong nhóm 20% đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng tài chính bền vững của Ủy ban Giám sát Tài chính.
Được định hướng bởi tầm nhìn của mình, định vị Việt Nam là “ngôi nhà thứ hai”, CUB đã có những bước đi quan trọng trong những năm gần đây để thúc đẩy phát triển ESG trên cả nước. Đáng chú ý, chi nhánh đã hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để tài trợ cho dự án điện gió trên bờ lớn nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, với tổng vốn đầu tư 107 triệu USD.
Hơn nữa, Ngân hàng Cathay United Bank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã ra mắt chương trình cho vay xanh dưới hình thức tài trợ CAPEX để hỗ trợ các công ty Việt Nam phát triển các dự án bền vững, thân thiện với môi trường. Các nhà máy giai đoạn đầu xây dựng theo sáng kiến này là những nhà máy đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam nhận được chứng nhận công trình xanh LEED quốc tế.
Ông VJ Lu, Tổng Giám đốc của CUB Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Xuyên suốt hội thảo hôm nay, chúng tôi đã xem xét những thách thức thực sự và các giải pháp thiết thực cho ESG và phát triển bền vững. Cho dù đó là chuyển đổi năng lượng, chiến lược hay những câu chuyện kinh doanh thực sự, tất cả đều quy về một điều: làm việc cùng nhau. Hợp tác thực sự là chìa khóa nếu chúng ta muốn thúc đẩy thay đổi dài hạn”.
Là sự kiện khai mạc chương trình kỷ niệm 20 năm của CUB tại Việt Nam, hội thảo này nhấn mạnh cam kết của ngân hàng trong việc kết nối mọi người, các ý tưởng và giải pháp. Với thông điệp “Tốt hơn cùng nhau”, CUB khẳng định rằng ESG không phải là một con đường đơn độc, mà là một trách nhiệm chung đòi hỏi sự hợp tác trên toàn hệ sinh thái cộng đồng-tài chính-doanh nghiệp để tiến xa hơn, cùng nhau.