Trang chủPR NewswireNgân Hàng Trung Á (BCA) là thương hiệu giá trị nhất ở...

Ngân Hàng Trung Á (BCA) là thương hiệu giá trị nhất ở Đông Nam Á

  • IM3 và BNI của Indonesia lần đầu tiên lọt vào Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024 theo công bố của Kantar BrandZ
  • Ở chỉ số tăng trưởng nhanh nhất  BRI và AIS đều  tăng hơn 30% so với năm 2023
  • Các ngân hàng và công ty viễn thông  có thành tích ấn tượng nhờ vào việctăng cường kết nối người tiêu dùng bằng năng lực kỹ thuật số

SINGAPORE, ngày 29 tháng 7 năm 2024 /PRNewswire/ — “Ông lớn” ngân hàng của Indonesia, Ngân hàng Trung ương châu Á (BCA), đã củng cố vị trí lần thứ hai dẫn đầu trong bảng xếp hạng Top 30 Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á theo công bố hàng năm của Kantar BrandZ. Thương hiệu này hiện có giá trị 28,3 tỷ USD – tăng 21% giá trị chỉ sau một năm. BCA đạt được thành công nhờ kích hoạt hiệu quả các kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng và củng cố điểm khác biệt của mình. Thương hiệu này liên tục phát triển cơ sở khách hàng của mình bằng cách mở rộng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số và thương mại điện tử, đồng thời phát triển các tính năng và lợi ích mới. Một ngân hàng khác của Indonesia, BRI, đã vượt qua DBS của Singapore để giành vị trí huy chương bạc, và công ty cung cấp dịch vụ viễn thông Thái Lan AIS tăng một bậc lên vị trí thứ tư.

Top 10 Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024 theo công bố của Kantar BrandZ

Xếp hạng năm 2024

Thương hiệu

Loại

Giá trị thương hiệu năm 2024
 (Triệu đô la Mỹ)

Mức thay đổi hàng năm (%)

1

BCA

Dịch vụ tài chính

28.267

21 %

2

BRI

Dịch vụ tài chính

11.258

30 %

3

DBS

Dịch vụ tài chính

11.086

-6 %

4

AIS

Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông

8.843

30 %

5

Mandiri

Dịch vụ tài chính

8.344

26 %

6

UOB

Dịch vụ tài chính

6.597

-8 %

7

Shopee

Bán lẻ

4.832

5 %

8

Telkomsel

Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông

4.597

-1 %

9

Marina Bay Sands

Dịch vụ lữ hành

4.412

0 %

10

True

Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông

3.706

18 %

Tổng giá trị của các thương hiệu trong Top 30 – bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, PhilippinesSingapore – là 131,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Mười chín thương hiệu có giá trị cao hơn so với năm 2023. Mức tăng trưởng nhanh nhất đến từ các thị trường mới nổi, trong đó thương hiệu Thái Lan tăng giá trị nhiều nhất, tiếp theo là Việt Nam và Indonesia. Trong khi đó, thị phần giá trị thương hiệu lớn nhất có sự đóng góp của Indonesia (46%), tiếp theo là Singapore (32%) và Thái Lan (11%).

IM3 và BNI xuất hiện lần đầu tiên trong bảng xếp hạng

Có hai thương hiệu xuất hiện lần đầu tiên trong bảng xếp hạng Top 30 năm nay đều đến từ Indonesia. Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông IM3 đứng ở vị trí thứ 28 trong bảng xếp hạng, trong khi BNI (Ngân hàng Negara Indonesia) đứng ở vị trí thứ 30. IM3 (1,4 tỷ USD) mang đến sự tiện lợi bằng cách cung cấp phạm vi phủ sóng 4G nhất quán trên 17.500 hòn đảo của đất nước và cung cấp các gói cước linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu đa dạng. BNI (1,4 tỷ USD) đã hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của quốc gia và mang lại sự tiện lợi thông qua các dịch vụ kỹ thuật số dễ dàng và dịch vụ ngân hàng mở.

Thương hiệu dịch vụ và hạ tầng chiếm ưu thế

Top 30 thương hiệu thuộc nhiều danh mục khác nhau, bao gồm thực phẩm, ngân hàng và bia, nhưng Dịch vụ tài chính (+15%) và Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông (+14%) chiếm mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua. Những lĩnh vực này dẫn đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của khu vực bằng việc theo đuổi các công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ thế hệ tiếp theo tốt hơn và trên phạm vi rộng hơn. Các thương hiệu Dịch vụ tài chính chiếm 12 trong 30 thương hiệu ở Top 30 và chiếm 60% tổng giá trị thương hiệu. Chín nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chiếm 22% tổng giá trị, trong khi ba thương hiệu bán lẻ đóng góp 7%.

BRI và AIS là những thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất

Các thương hiệu Dịch vụ tài chính BRI và AIS đều đạt được giá trị cao nhất trong năm qua, tăng 30%, tiếp theo là Maybank (thứ hạng 22; 1,9 tỷ USD; +27%); Mandiri (thứ hạng 5; 8,3 tỷ USD; +26%) và Digi (thứ hạng 25; 1,6 tỷ USD; +25%). Trong một thời gian dài, BRI đã giữ vững cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân Indonesia bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận rộng rãi và dễ dàng với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Siêu ứng dụng ngân hàng di động BRImo thúc đẩy tính toàn diện về tài chính, hiểu biết kỹ thuật số và trải nghiệm khách hàng vượt trội trên toàn quốc.

Katie McClintock, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Kantar, cho biết: “Đông Nam Á đang trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đang phát triển và thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng. Hai xu hướng song song này giúp người tiêu dùng linh hoạt hơn trong việc lựa chọn hàng hóa và dịch vụ, đồng thời sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của “mong muốn” và “nhu cầu”. Những thương hiệu lớn tập trung vào những yếu tố khiến họ khác biệt. Họ tập trung vào cách thức làm cho cuộc sống của người tiêu dùng tốt hơn – một cách có ý nghĩa – và sau đó truyền đạt điều đó một cách rõ ràng, nhất quán và sáng tạo. Những thương hiệu làm được điều này có cơ hội mạnh mẽ để phát triển tại thị trường quê nhà và trên toàn cầu.”

Các xu hướng khác từ bản phân tích Top 30 Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024 theo công bố của Kantar BrandZ bao gồm:

  • Hầu hết các thương hiệu trong Top 30 Đông Nam Á được người tiêu dùng đánh giá là xứng đáng với số tiền họ trả, so với 66% tất cả các thương hiệu trong khu vực
  • Indomie (thứ hạng 15; 2,4 tỷ USD) vẫn là thương hiệu có Ý nghĩa nhất nhờ duy trì sự phù hợp và đổi mới để bắt kịp sở thích của người tiêu dùng, đồng thời vẫn duy trì giá trị gốc rễ của mình. Thương hiệu này đã cho ra mắt bộ sưu tập hương vị mì Ramen Nhật Bản cao cấp vào năm 2023, cùng với các quầy nếm thử dựng tạm
  • Thị trường nước ngoài mang đến cơ hội lớn chưa được khai thác cho các thương hiệu Đông Nam Á tìm kiếm không gian mới và tiếp tục tăng trưởng. Hoạt động thương mại ở nước ngoài của Top 30 thương hiệu hiện chiếm 16%, so với 49% của Top 30 thương hiệu của Nhật Bản
  • 93% trong số Top 30 thương hiệu hàng đầu Đông Nam Á mang lại sự khác biệt có ý nghĩa và những thương hiệu củng cố được các yếu tố này,tăng giá trị với tốc độ cao hơn gấp đôi so với các thương hiệu cùng ngành. Điều này chứng tỏ giá trị bắt nguồn từ khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nổi bật giữa đám đông
  • Mức tăng trưởng sẽ cao hơn 10% khi các thương hiệu đầu tư vào cả ba yếu tố tăng giá trị thương hiệu so với khi họ chỉ đầu tư vào chỉ hai yếu tố. Có ba chất xúc tác chính đối với phát triển giá trị thương hiệu, được xác định trong Kế hoạch phát triển thương hiệu của Kantar, đó là: thúc đẩy nhiều người lựa chọn thương hiệu hơn, hiện diện nhiều hơn ở nơi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng và tìm kiếm không gian mới để họ có thể phát triển. Các thương hiệu hàng đầu Đông Nam Á mạnh ở cả 3 lĩnh vực.

Bảng xếp hạng, báo cáo và phân tích chuyên sâu về các Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á theo công bố của Kantar BrandZ hiện có tại đây .

Để nắm bắt nhanh thông tin về hiệu suất của một thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác trong một danh mục cụ thể, công cụ tương tác miễn phí của Kantar, BrandSnapshot do BrandZ bảo trợ, cung cấp thông tin về 14.000 thương hiệu. Tìm hiểu thêm ở đây .

Giới thiệu về Kantar BrandZ: Kantar BrandZ thịnh hành toàn cầu khi đánh giá giá trị thương hiệu, định lượng mức đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Bảng xếp hạng định giá thương hiệu trong nước và toàn cầu hàng năm của Kantar kết hợp dữ liệu tài chính được phân tích chặt chẽ với nghiên cứu sâu rộng về giá trị thương hiệu. Từ năm 1998, BrandZ đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về xây dựng thương hiệu với các lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên các cuộc phỏng vấn với 4,3 triệu người tiêu dùng, trong số 21.000 thương hiệu tại 54 thị trường. Khám phá thêm về Kantar BrandZ tại đây.

Báo cáo Top 30 Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024 của Kantar BrandZ bao gồm bảng xếp hạng chính xác và chắc chắn nhất về các thương hiệu trong khu vực. Bảng xếp hạng dựa trên ý kiến của hơn 98.000 người trả lời phỏng vấn về 1.800 thương hiệu thuộc 70 danh mục và các thương hiệu được xếp hạng phải đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện sau:

  • Thương hiệu phải có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan hoặc Việt Nam
  • Thương hiệu phải thuộc sở hữu của công ty niêm yết
  • Phạm vi xếp hạng được giới hạn cho các thương hiệu hướng tới người tiêu dùng.

Giới thiệu về Kantar: Kantar là doanh nghiệp phân tích và dữ liệu tiếp thị hàng đầu thế giới và là đối tác thương hiệu không thể thiếu của các công ty hàng đầu thế giới. Chúng tôi kết hợp dữ liệu về thái độ và hành vi có ý nghĩa nhất với chuyên môn sâu và phân tích nâng cao để khám phá cách suy nghĩ và hành động của mọi người. Chúng tôi giúp khách hàng hiểu điều gì đã xảy ra, lý do và cách thức định hình các chiến lược tiếp thị định hình tương lai của họ.

Đề xuất:

spot_img