Theo Tổ chức y tế thế giới Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.200 phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng, trong đó chỉ có khoảng 45% trên 5 năm từ khi chẩn đoán. Đây cũng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư phụ khoa.
Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính trong một hoặc cả hai buồng trứng. Nguy cơ ung thư liên quan mật thiết đến sự tổn thương của niêm mạc buồng trứng mỗi lần rụng trứng. Khoảng 5-10% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Hầu hết phụ nữ mắc bệnh u nang buồng trứng thường được chẩn đoán muộn khi bệnh đã lan tràn, gieo rắc vùng chậu và ổ bụng. Đặc biệt Căn bệnh này không loại trừ bất kì độ tuổi nào. Xảy ra tình trạng này là do hầu hết các chị em phụ nữ chủ quan với sức khỏe của mình, và có thể do các triệu trứng không rõ rang nên khó để nhận biết.
Điều trị ung thư buồng trứng đòi hỏi kết hợp nhiều mô thức điều trị, đó là phẫu trị, hóa trị và xạ trị.
Một số nguyên nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng
Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền: Carcinôm buồng trứng có tính chất di truyền. Carcinôm buồng trứng di truyền thường xảy ra sớm hơn 10 năm so với carcinôm buồng trứng không có tính di truyền.
Yếu tố môi trường: Trong một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh, dùng phấn thơm ở vùng sinh dục có tăng nguy cơ mắc bệnh carcinôm buồng trứng.
Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều mỡ làm tăng khả năng mắc carcinôm buồng trứng.
Dấu hiệu thông thường nhận biết mắc bệnh u nang buồng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Theo tạp chí Heathline, ung thư buồng trứng cũng có thể xảy ra đối với những người chưa có chu kỳ kinh đầu tiên.
Chảy máu âm đạo bất thường: Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), chảy máu âm đạo bất thường có thể là một dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng, nhất là hiện tượng chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh. Đây là hiện tượng nghiêm trọng và có khả năng cao là triệu chứng của các bệnh ung thư phụ khoa trong đó có ung thư buồng trứng.
Mệt mỏi, suy nhược: Một trong những triệu quan trọng của bệnh ung thư. Khi cơ thể bị các tế bào lạ tấn công, sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng sẽ dẫn đến sự mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, cảm giác chán ăn, buồn nôn xuất hiện cũng sẽ khiến cơ thể của bạn mất sức nhiều hơn. Lúc này cân nặng cũng sẽ giảm sút nhanh chóng, kèm theo đó có thể là biểu hiện của chứng táo bón thường xuyên.
Dấu hiệu đau lưng, đau bụng dưới hoặc
vùng chậu: Đây là triệu chứng xuất hiện khi khối u buồng trứng đã bắt
đầu di chuyển và xâm lấn sang các vùng xung quanh.
Trướng bụng hoặc đầy hơi lâu ngày: Trướng bụng xảy ra khi dịch dạ dày và hơi bị mắc kẹt trong khoang bụng. Có nhiều căn bệnh có thể gây ra trướng bụng, nhưng triệu chứng này nếu xuất hiện liên tục trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu căn bệnh đã dần phát triển.
Có vấn đề ở cơ quan đường tiết niệu: Phụ nữ mắc phải căn bệnh này đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bụng đầy hơi sẽ đè lên bàng quang, kích thích cảm giác muốn đi tiểu nhanh hơn.
Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư buồng trứng
Giai đoạn I: khu trú ở buồng trứng
Giai đoạn IA: một buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài buồng trứng, vỏ bao buồng trứng còn nguyên
Giai đoạn IB: cả hai buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài, vỏ bao còn nguyên
Giai đoạn IC: IA hoặc IB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ, hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính trong dịch rửa phúc mạc
Giai đoạn II: bướu ở một hoặc hai buồng trứng có thêm ăn lan vùng chậu
Giai đoạn IIA: ăn lan và/hoặc di căn tử cung và/hoặc vòi trứng
Giai đoạn IIB: ăn lan các mô khác của vùng chậu
Giai đoạn IIC: IIA hoặc IIB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính, hoặc dịch rửa phúc mạc
Giai đoạn III: bướu ở một hoặc hai buồng trứng lan tới ruột non, di căn mạc nối trong vùng chậu hoặc trong phúc mạc, các hạch sau phúc mạc, hạch bẹn, di căn bề mặt gan
Giai đoạn IIIA: khu trú ở vùng chậu, hạch (-) nhưng vi thể có ăn lan phúc mạc
Giai đoạn IIIB: khu trú một hay hai buồng trứng, ăn lan phúc mạc không quá 2 cm đường kính, hạch (-)
Giai đoạn IIIC: ăn lan phúc mạc > 2 cm đường kính và hoặc hạch bẹn hay hạch sau phúc mạc (+)
Giai đoạn IV: di căn xa, tràn dịch màng phổi tế bào học (+), di căn nhu mô gan…
Biện pháp phòng tránh ung thư buồng trứng:
Kéo dài thời gian cho con bú sữa mẹ: khi cho con bú, tuyến vú sẽ tiết ra Oxytocin giúp sản sinh nhiều hoocmon sinh dục. Hoóc-môn sinh dục nhiều sẽ giúp phụ nữ phòng tránh được ung thư buồng trứng.
Chăm chỉ vận động, không nên ngồi quá lâu trong thời gian dài. Có lối sống lành mạnh, luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh stress, vận động cơ thể, tập thể dục thể thao thường xuyên.
Phụ nữ hạn chế dùng thuốc tránh thai, đặc biệt là loại thuốc khẩn cấp. Nên dùng bao cao su khi quan hệ.
Tiêm vắc xin HPV để phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung: Tiêm vắc xin HPV giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus Papilloma (HPV). Phụ nữ ở giai đoạn từ 9-26 tuổi nên tiêm vắc xin HPV.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, không nên sinh nhiều con.
Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường có khói thuốc,đặc biệt không nên sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia, cà phê…
Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin tự nhiên: như rau xanh, ngũ cốc hoa quả.
Khám phụ khoa định kỳ phòng ngừa ung thư cổ tử cung buồng trứng: các giai đoạn bệnh phát triển âm thầm, hầu như không có triệu chứng cho đến khi bệnh nặng. Chỉ có các phép kiểm tra mới khẳng định được kết quả chẩn đoán, do đó khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư và điều trị sớm nhất.
Phương Ngân