BẮC KINH, ngày 16 tháng 4 năm 2025 /PRNewswire/ — Sau khi hoàn tất kết nối toàn bộ công suất của hai dự án điện gió Hướng Linh 3 và Hướng Linh 4 vào lưới điện quốc gia, POWERCHINA đã ghi thêm một dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Với tổng công suất lắp đặt 60 MW, hai dự án này dự kiến cung cấp khoảng 165 GWh điện sạch mỗi năm cho lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khoảng 48.000 hộ dân, đồng thời giúp giảm phát thải khoảng 132.000 tấn khí CO₂ và các chất ô nhiễm không khí khác mỗi năm.
Là tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng carbon thấp, tài nguyên nước và xây dựng thân thiện với môi trường, POWERCHINA hiện là tổng thầu điện lớn nhất tại Việt Nam. Dưới sự định hướng hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, công ty cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa giấc mơ về một tương lai năng lượng bền vững.
“Đôi cánh gió” vươn cao giữa trời xanh. Trong những năm gần đây, nhu cầu điện tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất. Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á sở hữu tiềm năng điện gió dồi dào nhất. Trong bối cảnh đó, các dự án điện gió do POWERCHINA xây dựng tại Việt nam không chỉ là kỳ tích của kỹ thuật hiện đại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc hệ thống năng lượng quốc gia.
Làm thế nào để vừa đảm bảo hiệu suất phát điện hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho các dự án năng lượng? Ông Du Hải Dương, Phó Tổng Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của POWERCHINA cho biết: “Do Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi bão, các tua-bin gió trong dự án này được trang bị cánh quạt chống bão cấp cao và cấu trúc tháp gia cố, giúp vận hành ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, hệ thống điều khiển nâng hạ thông minh được tích hợp với cảm biến độ chính xác cao và công nghệ giám sát thời gian thực, cho phép lắp đặt cánh quạt ổn định ngay cả trong gió mạnh, nâng cao đáng kể hiệu quả và an toàn khi lắp đặt. Thêm vào đó, một nền tảng giám sát và vận hành thông minh hàng đầu thế giới cũng đã được áp dụng, cho phép trang trại gió vận hành không người 24/7, dự đoán và bảo trì sự cố từ xa, giúp giảm chi phí vận hành và bảo trì”.
Khu công nghiệp – “Tổ ấm của những giấc mơ“. Tọa lạc tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam – nơi hướng ra biển, lưng giáp núi, nơi có những con tàu hàng tấp nập ngược xuôi, dự án Khu công nghiệp Xuân Cầu đánh dấu dự án hạ tầng đầu tiên mà POWERCHINA ký kết và triển khai tại Việt Nam.
Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, đồng thời là cảng biển lớn nhất miền Bắc và đầu mối logistics chiến lược của cả nước. Đây cũng là địa phương trọng điểm trong sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi hoàn thành, Khu công nghiệp Xuân Cầu sẽ kết nối trực tiếp với cảng nước sâu Hải Phòng, tạo ra xung lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế khu vực và cả nước.
Ông Phó Đông, Quản lý Dự án Khu công nghiệp Xuân Cầu cho biết: “Dự án Khu công nghiệp Xuân Cầu sử dụng tàu hút bùn IHC9029 – tàu nạo vét có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, sẽ giúp tăng đáng kể hiệu quả thi công và rút ngắn thời gian hoàn thành. Hơn nữa, khi đi vào hoạt động, khu công nghiệp này sẽ thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra cơ hội việc làm phong phú, trở thành động lực tăng trưởng mới cho kinh tế khu vực phía Bắc và cả nước”.
“Lá phổi xanh” giữa lòng Hà Nội. Tại công trường xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn, một bảng thông tin nổi bật giới thiệu khái niệm “Không rác thải” theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Không Rác thải (Zero Waste International Alliance): “Chúng tôi sản xuất, tiêu dùng và tái chế một cách có trách nhiệm, không để chất thải bị đốt, chôn lấp hay xả ra biển. Tất cả đều được tái chế, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người”.
Ông Lý Tú Toàn, Quản lý Dự án của POWERCHINA, chia sẻ: “Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhà máy điện rác này ‘ăn’ rác để sản xuất điện. Sau khi đi vào vận hành, dự án sẽ là nhà máy điện rác đơn vị lớn nhất châu Á, sử dụng thiết bị nội địa Trung Quốc đạt tiêu chuẩn châu Âu. Mỗi ngày, khoảng 4.000 tấn rác sinh hoạt – tương đương một nửa lượng rác thải hàng ngày của Hà Nội – sẽ được xử lý tại đây, tạo ra khoảng 30 triệu kWh điện xanh mỗi năm”.
Anh Kiên, một cư dân địa phương, chia sẻ: “Khi nghe nói có nhà máy đốt rác xây gần nhà, tôi đã lo rằng cuộc sống hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng anh Lý Tú Toàn nói khi hoàn thành, nhà máy này sẽ như một khu vườn, không chỉ có kiến trúc hiện đại, đẹp mắt, mà còn được bao quanh bởi hoa, cây xanh và hồ cá cảnh. Hơn nữa, nhà máy có hệ thống giám sát khí thải theo thời gian thực, hiển thị dữ liệu rõ ràng trên màn hình lớn ở cổng. Như vậy thì chúng tôi yên tâm hơn nhiều.”
Chị Nguyễn Phương Thảo, cư dân Hà Nội, chia sẻ thêm: “Tôi nghe nói nhà máy sẽ tuyển khoảng 300 nhân viên sau khi hoàn thiện. Tôi cũng muốn ứng tuyển để vừa có việc làm, vừa học hỏi thêm kỹ năng, kết bạn mới. Nhiều người bạn của tôi đang làm trong các dự án của Trung Quốc bảo rằng môi trường làm việc tốt, có chỗ ở ổn định và thu nhập khá cao”.