Đầu năm 2019 chứng kiến sự thu hút kinh tế của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, đến 20/3/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN là 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Đây là khoảng thời gian đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký của Quý I trong vòng 3 năm trở lại đây (năm 2016 đạt 4,03 tỷ USD, năm 2017 đạt 7,71 tỷ USD và năm 2018 đạt 5,8 tỷ USD).
Theo đó, số dự án cấp mới của cả nước là 785 dự án mới được cấp GCNĐKĐT với tổng vốn đăng ký cấp mới 3,82 tỷ USD, tăng 80,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Về điều chỉnh vốn, có 279 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 1,3 tỷ USD, bằng 72,5% so với cùng kỳ năm 2018.


Mặc dù số dự án điều chỉnh vốn văng mạnh nhưng quy vốn điều chỉnh nhỏ bình quân 4,65 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn nhiều so với quy mô vốn điều chỉnh cùng kỳ năm 2018 (8,99 triệu USD/lượt điều chỉnh).
Số lượt dự án điều chỉnh vốn lớn trong Quý I/2019 cũng rất ít, chỉ có 1 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn lớn (110 triệu USD). Trong khi Quý I/2018 có tới 5 trường hợp có vốn đầu tư tăng thêm từ 100-500 triệu USD, chiếm 55% tổng vốn đầu tư tăng thêm của cả Quý.
Về góp vốn, mua cổ phần cả nước có 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 5,68 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ 2018 và chiếm 52,6% tổng vốn đăng ký.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 77,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 778,2 triệu USD, chiếm 7,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 383,2 triệu USD, chiếm 3,5% tổng vốn đầu tư đăng ký…
Trong đó, nhà đầu tư Hồng Kông chiếm thế dẫn đầu trong 74 quốc gia, lanh thổ đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Hồng Kông là 4,4 tỷ USD (chiếm 40,7%). Đứng thứ 2 là Singapore với tổng vốn đầu tư 1,46 USD (chiếm 13,5%); Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,3 tỷ USD, (chiếm 12,2%); Trung Quốc, Nhật Bản lần lượt xếp vị trí thứ tư và thứ năm với tổng vốn đăng ký là 1 tỷ USD và 700 triệu USD.
Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong 49 tỉnh thành phố với tổng số vốn đăng ký hơn 4,15 tỷ USD (38,4%). TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký hơn 1,57 tỷ USD (14,5. Bình Dương vươn lên đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 625,6 triệu USD (5,8%).
Quý I/2019 tình hình xuất nhập khẩu cũng tăng nhẹ s với cùng ký năm 2018. Cụ thể, về xuất khẩu đạt được 41,45 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng ký năm 2018 và chiếm đến 70,8% kim nghạch xuất khẩu.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng về mặt giá trị, song lại giảm về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2018 (Quý I/năm 2018, xuất khẩu kể cả dầu thô tăng 22,8%; xuất khẩu không kể dầu thô tăng 24,2%).
Về nhập khẩu đạt 33,88 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 58,4% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung trong Quý I năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 7,57 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 7,06 tỷ USD không kể dầu thô.
Về lũy kế tới tháng 3/2019, cả nước có 28.125 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 346,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 195,6 tỷ USD, bằng 56,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 201,2 tỷ USD (58%), tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 58,2 tỷ USD (16,8%), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 23 tỷ USD (6,6%).
Cũng trong tháng 3/2019, Djibouti – quốc gia ở Đông Phi đã có dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên con số 131, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 64 tỷ USD (18,4%). Nhật Bản đứng thứ hai với 56,8 tỷ USD (16,4%), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông.
Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI trong 63 tỉnh thành với 45,2 tỷ USD (13,1%), tiếp theo là Hà Nội với 33,1 tỷ USD (9,6 %), Bình Dương với 32,3 tỷ USD (9,3%).