Trang chủĐời sống"Tắc" tiền sử dụng đất, hàng chục ngàn hộ dân đang chờ...

“Tắc” tiền sử dụng đất, hàng chục ngàn hộ dân đang chờ sổ hồng

Hệ quả của việc tắc tiền sử dụng đất đó chính là ảnh hưởng đến hàng chục ngàn hộ dân không nhận được quyền và lợi ích hợp pháp đáng có. Đồng thời cũng tạo nên áp lực tài chính lên doanh nghiệp trong thời gian này.

Thu tiền sử dụng đất 52%

“Tắc” tiền sử dụng đất gây ra nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà

Theo số liệu của Cục Thống kê TP. HCM mới công bố, trong 8 tháng đầu năm 2020, thì số tiền sử dụng đất mà TP.HCM thu được chỉ có 4.453 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên trong thời gian 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước của thành phố bị sụt giảm mạnh, trong khi chi ngân sách địa phương lại tăng cao.

Để đưa nên kinh tế vượt qua thời điểm khó khăn như hiện nay, giải pháp hiệu quả nhất là giải ngân vốn đầu tư. Đặc biệt là vốn đầu tư nói chung, bởi lẽ, thời gian qua chính phủ chỉ tập trung giải ngân vốn đầu tư công, thế nhưng nguồn lực rất lớn cho xã hội là vốn tư, tạo một môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi  để khơi dây khát vọng khởi nghiệp trong cộng đồng, tháo gỡ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính để các dự án BĐS đi vào khởi cônghoàn thiện và đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy vốn tư nhân vào nền kinh tế.

Theo đó, cứ mỗi dự án bất động sản được khởi công, kéo theo nhu cầu của xi măng, cốt sắt, cát, đá, nội thất…  từ đó, kích hoạt các công ty vật liệu xây duwjgn sản xuất, giải quyết hàng ngàn, hàng vạn lao động trực tiếp và gián tiếp. đó chính là giải pháp kích cầu hiệu quả nhất, thiết thực nhất.

Tháo gỡ các vướng mắc đang gây nên tắc nghẽn tiền sử dụng đất, không chỉ giúp ngân sách có thêm nguồn thu, doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục cho dự án, giữ chữ tín cho khách hàng. Mà quan trọng hơn là đảm bảo quyền lợi của cư dân mua phải những dự án đang vướng phải vấn đề này. Đặc biệt là các dự án đã bàn giao cho cư dân vào ở, các dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Hệ quả của việc ách tắc tiền sử dụng đất

Hiện nay, hàng ngàn hộ dân bị treo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ), ngân sách thất thu, chủ đầu tư bất đắc dĩ “bội tín” với khách hàng vì không thể đóng tiền sử dụng đất để làm sổ đỏ… dẫn tới khiếu kiện, biểu tình, gây hoang mang bất ổn cho thị trường. Trong khi Cục thuế nhiều địa phương liên tục “bêu tên” các doanh nghiệp nợ thuế thì tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác, doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất lại không hề đơn giản.

Theo thống kê từ Hiệp Hội Bất Động sản TP.HCM cho biết, 11 tập đoàn bất động sản lớn nhất TP.HCM với 43 dự án thì có 22.134 căn hộ là chưa được cấp sổ hồng. Cụ thể, Hưng Thịnh có 11 dự án với 7.944 căn hộ, 847 căn Officetel; Tập đoàn Novaland có 11 dự án thì có 6.118 căn hộ, 1.165 căn Officetel, Quốc cường Gia Lai có 7 dự án với 3.414 căn hộ, 681 căn Officetel; SaiGonRes 3 dự án thì có đến 1.377 căn hộ; Địa ốc Him Lam 1 dự án với 1.092 căn; CT Croup 2 dự án với 700 căn; Hưng Lộc Phát là 1 dự án với 476 căn, Sơn Kim Land 1 dự án với 423 căn,….

Ách tắ tiền sử dụng đất đã là nghịch lý tồn tại rất nhiều năm

Đáng nói, nghịch lý này đã tồn tại suốt mấy năm nay dù không ít kiến nghị, đề xuất phương án giải quyết của Hiệp hội BĐS TP.HCM, doanh nghiệp… đã nhiều lần được gửi đến cấp có thẩm quyền.

Có nhiều dự án đã bị vướng mắc pháp lý lâu nhất là 20 năm, các dự án BĐS này được thực hiện theo luật nhà ở  2005, và Luật đất đai 2003 nhưng vẫn cưa cấp được sổ hồng cho cư dân. Cho nên từ 4 năm trở lại đây, HĐND TP.HCM đã có nhiều phiên họp, hội nghị, để giải quyết vấn đề cung cấp sổ hồng cho người dân. Đồng thời, rất nhiều chủ đầu tư BĐS đã nổ lực để xin đóng tiền sử dụng đất nhưng vẫn không được.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp Hội BĐS TP.HCM nhận định, đây là vấn đề bức xúc của người dân lẫn doanh nghiệp thời gian qua. Hệ quả của việc tắc tiền sử dụng đất là người dân không được cấp sổ hồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà và cũng là quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Bởi khi có sổ hồng thì doanh nghiệp mới thu được 5% còn lại sau khi bàn giao nhà ở, nếu chậm ngày nào doanh nghiệp khó khăn ngày đó, trong khi áp lực dòng vốn với doanh nghiệp rất lớn. Bên cạnh đó, người dân khiếu kiện, thậm chí tập trung căng băng rôn, khiếu nại gay gắt ở các dự án, ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như quy trình thủ tục quá nhiêu khê; cán bộ có thẩm quyền sợ trách nhiệm, không ký duyệt; quy định pháp luật chồng chéo; vướng mắc trong công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và rà soát cổ phần hóa doanh nghiệp… Thế nên, chỉ tính riêng tại TP.HCM có hàng trăm dự án rơi vào tình trạng “nợ” sổ đỏ dù chủ đầu tư đã nỗ lực phối hợp với cơ quan Nhà nước.

Theo ông Châu, Hiệp hội Bất Động sản TP.HCM đã kiến nghị Sở Tài Nguyên và Môi Trường tạo điều kiện xác định tiền sử dụng đất đầu tiên hay có nghĩa vụ tài chính bổ sung cho doanh nghiệp, khi nhận hồ sơ thì ký nhanh hơn. Hiệp hội cũng sẽ kiến nghị sắp tới khi sửa Luật Đất đai về việc ký sổ hồng cho người dân nên chia về cho các quận huyện, các văn phòng chi nhánh, các văn phòng đăng ký đất đai quận huyện để ký.. Vấn đề này được giải quyết nhanh sẽ giảm bức xúc cho người dân, tăng thêm nguồn thu cho nền kinh tế và tạo sự lan tỏa, phục hồi thị trường bất động sản sau dịch Covid-19.

Tháo gỡ các vướng mắc đang gây nên tắc nghẽn tiền sử dụng đất, không chỉ giúp ngân sách có thêm nguồn thu, doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục cho dự án, giữ chữ tín cho khách hàng. Mà quan trọng hơn là đảm bảo quyền lợ của cư dân mua phải những dự án đang vướng phải vấn đề này. Đặc biệt là các dự án đã bàn giao cho cư dân vào ở, các dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Đề xuất:

spot_img