Báo cáo mới từ ETC xác định nhu cầu tài chính và các chính sách cần thiết để triển khai đầu tư theo quy mô cần thiết
LONDON, ngày 22 tháng 3 năm 2023 /PRNewswire/ — Theo Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng (Energy Transitions Commission-ETC), các khoản đầu tư vào năng lượng sạch phải tăng gấp bốn lần trong vòng hai thập kỷ tới. Trong báo cáo mới nhất mang tên “Tài trợ cho quá trình chuyển đổi: cách tạo dòng tiền cho một nền kinh tế không phát thải khí nhà kính”, ETC nêu bật tầm quan trọng của các chính sách mạnh của chính phủ đối với cả nền kinh tế thực tế và hệ thống tài chính nếu muốn có được nguồn đầu tư theo quy mô cần thiết. Tổ chức cũng xác định các khoản “viện trợ/trợ cấp” cần thiết để hỗ trợ chấm dứt sớm tình trạng khai thác sử dụng than đá, ngăn chặn phá rừng và tài trợ các hoạt động loại bỏ carbon.
Trung bình sẽ cần khoản đầu tư tầm 3,5 nghìn tỷ đô la một năm từ bây giờ đến năm 2050 để xây dựng một nền kinh tế toàn cầu không phát thải khí nhà kính, tăng từ mức 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm tính từ ngày hôm nay. 70% trong con số ước tính đó cần được dùng để phát điện, truyền tải và phân phối điện carbon thấp, điều này sẽ là cơ sở để loại bỏ carbon trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
Các chính sách kinh tế thực tế được thiết kế tốt phải tạo ra được những biện pháp khuyến khích mạnh cho đầu tư tư nhân trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Các ví dụ về biện pháp khuyến khích như thiết lập các mục tiêu đầy tham vọng cho việc tạo ra năng lượng tái tạo vào năm 2030, định giá tín chỉ carbon và quản lý sản phẩm để thúc đẩy việc loại bỏ carbon trong ngành công nghiệp nặng, hàng không và vận chuyển, và xác định thời hạn cụ thể về lệnh cấm bán động cơ đốt trong (ví dụ chậm nhất là vào năm 2035).
Các biện pháp chính khác bao gồm các hình thức quản lý tài chính đa dạng, hỗ trợ tài chính có mục tiêu cho việc phát triển và triển khai ban đầu các công nghệ mới, và cam kết không phát thải khí nhà kính từ các tổ chức tài chính.
Về mặt khái niệm, khác với tài chính đầu tư (sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế tích cực), tài chính “viện trợ/trợ cấp” sẽ là yếu tố cần thiết để giúp trang trải chi phí kinh tế của việc chấm sứt sớm tình trạng khai thác sử dụng than đá, để bù đắp các biện pháp khuyến khích ngăn chặn phá rừng, và để tài trợ cho việc loại bỏ carbon dioxide.
“Dòng tài chính đầy đủ là yếu tố then chốt để mang lại một tương lai không có phát thải khí nhà kính và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Đầu tư tư nhân, tài trợ của chính phủ và tổ chức từ thiện là các nguồn ngân sách cần thiết để mang lại tài trợ quy mô lớn và các dòng tài chính từ quốc tế nhằm đảm bảo chúng ta chuyển đổi từ các mục tiêu sang hành động thực tế và đạt được một nền kinh tế toàn cầu carbon thấp”, Adair Turner, Chủ tịch của Energy Transitions Commission cho biết.
Tăng tốc đầu tư nhưng cân bằng bằng tiết kiệm
Một phần của khoản đầu tư cần thiết sẽ được bù đắp bằng việc giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, giảm nhu cầu 3,5 nghìn tỷ đô la mỗi năm xuống còn 3 nghìn tỷ đô la. Điều này tương đương với 1,3% bình quân GDP toàn cầu hàng năm trong vòng 30 năm tới. Các khoản đầu tư này cũng sẽ tạo ra một hệ thống năng lượng có chi phí hoạt động thấp hơn so với hiện nay mà có thể giúp tiết kiệm 2 đến 3 nghìn tỷ đô la mỗi năm từ năm 2050 trở về sau , tùy thuộc vào giá nhiên liệu hóa thạch thay đổi như thế nào. Ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, phần lớn khoản đầu tư này sẽ cần được dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ngay cả khi không có thách thức về biến đổi khí hậu.
Do đó, chi phí tăng thêm thực sự của khoản đầu tư cần thiết sẽ thấp hơn nhiều so với tổng nhu cầu đầu tư. Nhưng quy mô của việc huy động và phân bổ vốn cần thiết sẽ không thể đạt được nếu không có các chính sách kinh tế thực sự mạnh mẽ ở tất cả các nền kinh tế và các biện pháp thực tiễn để giải quyết các thách thức trong lĩnh vực tài chính ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.
Quá trình chuyển đổi năng lượng đòi hòi cao về vốn, và việc đầu tư dự kiến đạt mức đỉnh vào khoảng năm 2040 khi chúng ta xây dựng hệ thống năng lượng tương lai, sau đó nó sẽ giảm đến một mức nhỏ hơn cho thay thế tài sản carbon thấp.
Đầu tư toàn cầu – khuyến khích đầu tư bất chấp những thách thức
Có đủ vốn trên toàn cầu để tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Mặc dù có một số thách thức ngắn hạn đối với đầu tư vào quá trình chuyển đổi (ví dụ: lãi suất cao), các loại năng lượng tái tạo rẻ hơn các loại nhiên liệu hóa thạch mới tại hơn 95% thị trường điện toàn cầu và hiện nay đang có sự thúc đẩy đầu tư vào an ninh năng lượng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Quy mô đầu tư cần thiết có sự khác nhau theo nhóm thu nhập quốc gia. Trong các nền kinh tế thu nhập cao và Trung Quốc, đến năm 2030 các khoản đầu tư hàng năm để xây dựng một nền kinh tế không phát thải khí nhà kính sẽ cần phải đạt mức đầu tư gần gấp đôi mức hiện nay. Ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, đến năm 2030 sẽ cần tăng gấp bốn lần mức đầu tư.
Ở tất cả các quốc gia, phần lớn tài chính sẽ đến từ các tổ chức tài chính tư nhân và các thị trường nếu các chính sách kinh tế thực tế được thiết kế tốt. Tuy nhiên, ngay cả trong các nền kinh tế thu nhập cao, các tổ chức tài chính công nên giữ một vai trò trong việc tài trợ các loại hình đầu tư cụ thể, chẳng hạn như triển khai công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng chia sẻ chung (ví dụ, mạng lưới vận chuyển và phân phối hydro và CCUS), và cải tạo các tòa nhà dân dụng.
Ở một số quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, các dòng tài chính tư nhân không thể đảm bảo được sự đầu tư đầy đủ trong bối cảnh các rủi ro kinh tế vĩ mô thực tế hoặc dự kiến, không đủ nguồn tiết kiệm trong nước và các yếu tố khác làm tăng chi phí và giảm nguồn cung cấp tài chính tư nhân. Do đó, sẽ cần phải gia tăng đáng kể dòng tài chính quốc tế đến một số nền kinh tế thu nhập thấp. Theo báo cáo Songwe-Stern, điều này đòi hỏi gia tăng quy mô đầu tư từ các Ngân hàng Phát triển Đa phương (Multilateral Development Bank-MDB), cùng với những thay đổi trong chiến lược và cách tiếp cận của MDB mà có thể giúp tăng mạnh huy động đầu tư tư nhân.
“Thách thức về tài chính là trọng tâm của việc cung cấp một nền kinh tế không phát thải khí nhà kính; chúng ta cần đầu tư bao nhiêu, vào lĩnh vực nào và trong khu vực địa lý nào, để đạt được sự thay đổi chưa từng có trong các nền kinh tế cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Báo cáo này của ETC giải quyết một cách hệ thống và sâu sắc chính những câu hỏi này. Điều quan trọng là báo cáo chú trọng vào các đòn bẩy khác nhau cần thiết để tạo ra khoản đầu tư này: các chính sách kinh tế thực tế; các chính sách nhắm đến hệ thống tài chính; quy mô và vai trò của các quỹ viện trợ. Báo cáo cung cấp những thông tin quan trọng để định hình công việc của các tổ chức khác nhau, bao gồm cả các MDB như của tôi.”
“Tại EBRD, chúng tôi đã đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng xanh vào năm 2025, và báo cáo này nhấn mạnh các lĩnh vực quan trọng mà chúng tôi phải tập trung vào, các chính sách kinh tế thực tế mà chúng tôi phải lập ra cùng các quốc gia hoạt động để tạo điều kiện đầu tư, và vai trò chúng tôi phải đảm nhiệm để huy động vốn tư nhân cùng với các khoản đầu tư của mình.” Nandita Parshad, Giám đốc Điều hành của Cơ sở Hạ tầng Bền vững tại EBRD cho biết.
Sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính và quy định tài chính có thể đẩy nhanh tốc độ phân bổ vốn. Các tổ chức tài chính nên phát triển các kế hoạch chuyển đổi cho nền kinh tế không phát thải khí nhà kính mà có thể đóng vai trò trong việc huy động và phân bổ vốn vào các tài sản và công nghệ carbon thấp. Quy định về tài chính phải đảm bảo thông tin minh bạch và quản lý các rủi ro và chiến lược liên quan đến khí hậu.
Vai trò quan trọng đối với các khoản viện trợ/trợ cấp
Với điều kiện các chính sách phù hợp được áp dụng, đầu tư vốn sẽ mang lại lợi nhuận tích cực cho các nhà đầu tư. Nhưng việc giảm phát thải sẽ gây ra chi phí kinh tế – cụ thể như chấm dứt sớm việc khai thác sử dụng than đá vốn vẫn đang trong giai đoạn cạnh tranh với năng lượng tái tạo, ngăn chặn nạn phá rừng mang lại lợi nhuận tích cực cho các chủ đất và doanh nghiệp, và gia tăng mức loại bỏ carbon dioxide.
Do đó, các khoản viện trợ/tài trợ để bù đắp các chi phí này ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp (không bao gồm Trung Quốc) có thể là nhu cầu thiết yếu và đến năm 2030 có thể lên tới khoảng 300 tỷ đô la một năm nếu thế giới muốn đạt được mục tiêu nhiệt độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C. Về mặt lý thuyết, số tiền này có thể đến từ các doanh nghiệp thông qua các thị trường mua tín chỉ carbon tự nguyện, hoạt động từ thiện và các quốc gia có thu nhập cao.
Đến năm 2030, các khoản thanh toán này có thể lên tới:
- Khoảng 25-50 tỷ đô la mỗi năm để đạt được việc chấm dứt sớm các cơ sở khai thác sử dụng than đá hiện có, với nhu cầu cho các khoản thanh toán này giảm xuống bằng 0 vào năm 2040.
- Khoảng 130 tỷ đô la mỗi năm để chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030 – nhưng có khả năng con số này sẽ lớn hơn nữa nếu việc tiêu thụ thịt đỏ tiếp tục tăng. Quy mô của các khoản thanh toán này làm dấy lên câu hỏi liệu có nên chi tiêu ngân sách hiện có theo các cách khác, ví dụ như trực tiếp hỗ trợ các chính phủ sẽ sẵn sàng và có thể áp đặt lệnh cấm phá rừng, hay không.
- Khoảng 100 tỷ USD mỗi năm để tài trợ cho việc loại bỏ carbon. Ban đầu chủ yếu thông qua các giải pháp dựa trên tự nhiên như tái trồng rừng nhưng đến năm 2030/40 sẽ gia tăng vai trò của các giải pháp kỹ thuật như Trực tiếp Thu và lưu trữ Carbon trong Không khí (DACS).
“Chúng tôi tin rằng tài chính có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi trọng tâm sang nền kinh tế toàn cầu không phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khi các ngân hàng phối hợp hành động.”
“Như báo cáo của ETC đã nêu rõ, đầu tư tài chính cần kết hợp với nỗ lực của các tổ chức từ thiện và chính phủ để cung cấp khoản đầu tư lớn cần thiết cho quá trình chuyển đổi.” Zoë Knight, Giám đốc Điều hành & Trưởng nhóm, Trung tâm Tài chính Bền vững của HSBC cho biết.
Để đọc toàn bộ báo cáo, hãy truy cập: https://www.energy-transitions.org/publications/financing-the-transition/
Báo cáo của ETC đi kèm với 5 bảng dữ liệu về lĩnh vực kinh tế trong đó tóm tắt nhu cầu đầu tư, thách thức và hành động cần thiết để đến năm 2050 có thể loại bỏ carbon trong các lĩnh vực phát điện, các tòa nhà, giao thông, công nghiệp và lĩnh vực sử dụng hydro. Có thể tải về các thông tin này tại đây: https://www.energy-transitions.org/publications/financing-the-transition/#downloads
Các trích dẫn của thành viên
Các trích dẫn bổ sung từ Iberdrola, Impax Asset Management, SSE và RMI có thể được tìm thấy ở đây.
Ghi chú cho Biên tập viên
Báo cáo này tạo thành một cái nhìn chung về Energy Transitions Commission (Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng). Nhìn chung các thành viên của ETC ủng hộ ý chính của các lập luận được đưa ra trong báo cáo này nhưng không nên được coi là họ đồng ý với mọi phát hiện hoặc đề xuất. Các tổ chức liên quan đến những Ủy viên này đã không được yêu cầu chính thức ủng hộ báo cáo này.
Để biết thêm thông tin về ETC, hãy truy cập: https://www.energy-transitions.org
Để xem báo cáo và thông tin hình ảnh, hãy truy cập: https://www.energy-transitions.org/publications/financing-the-transition/
Để xem danh sách ủy viên của chúng tôi, vui lòng truy cập tại đây.
Thông tin hình ảnh – https://saigonbiz.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tai-tro-cho-qua-trinh-chuyen-doi-cach-tao-ra-dong-tien-cho-mot-nen-kinh-te-khong-phat-thai-khi-nha-kinh-1.jpg
Logo – https://saigonbiz.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tai-tro-cho-qua-trinh-chuyen-doi-cach-tao-ra-dong-tien-cho-mot-nen-kinh-te-khong-phat-thai-khi-nha-kinh.jpg