Trang chủĐời sốngThói quen sinh hoạt của thế hệ trẻ đang tiềm ẩn nguy...

Thói quen sinh hoạt của thế hệ trẻ đang tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tai biến

Tai biến mạch máu não không còn là nỗi ám ảnh của riêng người có độ  tuổi từ 40 đến 60 như trước đây. Trong những năm gần đây, bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng nhanh và trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người.

Tai biến mạch máu não hay còn được biết đến với tên gọi khác là đột quỵ. Đây là tình trạng rối loạn chức năng hệ thần kinh, bao gồm 2 loại chính là nhồi máu não hoặc xuất huyết não.

Ảnh Internet

Trong đó, thống kê cho thất 80% bệnh nhân tai biến mạch máu não do nhồi máu não.Những tổn thương này khiến việc cung cấp máu đều các tế bào não bị giảm đột ngột hoặc ngưng trệ hoàn toàn. Các tế bào thần kinh không có máu và oxy để hoạt động, trong một thời gian dài sẽ có thể gây chết não nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dù “tuổi già” được xếp vào danh sách các yếu tố nguy cơ dẫn đến Đột quỵ, nhưng điều đó không có nghĩa “Đột quỵ không xảy ra ở lứa tuổi trẻ”

Theo các báo cáo y khoa đã từng ghi nhận: ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh; ở lứa tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên…đều đã có trường hợp đột quỵ. Đột quỵ ở lứa tuổi trẻ được coi là đột quỵ ở người có độ tuổi ít hơn 45.

Trung Tâm Phòng Chống và Kiểm Soát Bệnh Tật của Mỹ (CDC) gần đây đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy, lứa tuổi Đột quỵ trẻ hóa liên kết trực tiếp với tỷ lệ các yếu tố nguy cơ mắc phải đang tăng cao ở người trẻ.

Đối tượng và nguyên nhân mắc bệnh

Đầu tiên phải khẳng định tai biến mạch máu não không phải là một chứng bệnh di truyền, bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng có nguy cơ bị tai biến, tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi thường thấp hơn người cao tuổi. Nhưng không vì thế mà chúng ta không quan tâm.

Nhóm đối tượng “dân văn phòng”, những người này hầu hết dành thời gian làm việc trước máy tính, ngồi nhiều, không tập luyện thể lực, không kiểm soát lượng calo hấp thụ và tiêu thụ…nên lưu ý đây là những thói quen không lành mạnh dẫn đến dễ mắc phải tai biến mạch máu.

Tỷ lệ người lạm dụng thuốc và các chất kích thích, uống rượu bia, mắc các chứng bệnh liên quan đến chế độ ăn ở người trẻ cũng chiếm số lượng lớn.

Chứng béo phì là một trong các nguyên nhân khiến người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ não. Người trẻ tuổi ít vận động hoặc không vận động cơ thể và thể lực sẽ làm cho các vùng mỡ hình thành và tích tụ bởi nhiệt lượng các bu ran thừa bị dư đọng lại từ các chất sinh ra chúng

Ngoài ra, gánh nặng từ bài vở, thi cử, học hành, quá tải trong học tập sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của các đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.

Cơ chế bệnh tai biến mạch máu não

Hình minh họa. Ảnh internet

Cũng giống như cơ chế chung của bệnh tai biến hay bệnh đột quỵ. Máu được đưa lên não để cung cấp ô-xy và các chất dinh dưỡng cho não. Khi nguồn cung này bị dừng bất ngờ sẽ gây ra tình trạng chết não vài giây, vài phút hoặc vài giờ. Phần não dừng hoạt động đó sẽ đồng thời khiến cho vùng cơ thể tương ứng cũng không thể cử động được, do não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

Lý giải vì sao máu bị dừng đột ngột là do mạch máu mang ô-xy và dinh dưỡng cho phần não đó bị nghẽn, bị tắc (thường gọi là nhồi máu não) hoặc bị vỡ ra (còn gọi là chảy máu não).

Thực trạng của căn bệnh tai biến mạch máu não tại Việt nam

Số người mắc bệnh lên đến 200.000 người mỗi năm và 50% trong số đó tử vong, và chỉ có 10% trong số những người sống sót và có thể bình phục. Số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc cho thấy: Trong ba năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì tai biến mạch máu não đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% – 2,5%. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi

Cứ 40 giây lại có một bệnh nhân tai biến mạch máu não, mỗi 4 phút có một trường hợp tử vong và tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não hàng năm còn nhiều hơn số ca tử vong do 3 căn bệnh: AIDS, Lao và Sốt Rét cộng lại

 Di chứng để lại của căn bệnh tai biến mạch máu não

Hiện Việt Nam có khoảng 486.000 người còn sống sau tai biến mạch máu não, tuy nhiên chỉ có khoảng 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác.

Tai biến mạch máu não được xếp vào danh sách những bệnh để lại di chứng nặng nề nhất đặc biệt là những di chứng liên quan đến vận động

Khi gặp phải những rối loạn này hầu hết bệnh nhân dẫn đến hạn chế hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động dẫn đến phải nằm yên một chỗ. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng khác như loét da, viêm phổi, viêm nhiễm đường tiết niệu… cũng có thể dẫn đến tử vong, nếu nhẹ cũng mang đến nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của bệnh nhân và người thân.

Phòng bệnh tai biến chưa bao giờ là quá muộn

Không nên ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo. Ảnh Internet

Các chuyên gia khuyên rằng: để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ như thiếu máu não, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Nên ăn nhiều rau, củ, hoa quả, các loại hạt ngữ cốc, các thực phẩm như dầu đậu nành, cá hồi…, giảm hẳn các chất mỡ béo, các thức ăn nhiều đường, giàu gia vị.

Tập thể dục hàng ngày theo những bài tập đơn giản, đi bộ, chơi thể thao rèn luyện sức khỏe. Kiểm soát tinh thần để bản thân luôn thoải mái vì việc căng thẳng hay stress có thể gây ra tăng huyết áp. Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những nguy cơ và điều trị kịp thời. Rất khó có khả năng chữa trị khỏi được căn bệnh này nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người thân khỏi đột quỵ. Ngay từ khi còn trẻ, chúng ta nên kiểm soát và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập và làm việc cho điều độ, hợp lý.

Phương Ngân

Đề xuất:

spot_img