Trang chủĐời sốngThuốc giảm đau đã giết tế bào sống trong cơ thể chúng...

Thuốc giảm đau đã giết tế bào sống trong cơ thể chúng ta

Thuốc giảm đau không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau một cách tùy tiện, không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng với người dùng.

Thuốc giảm đau có thể gây nghiện nếu dùng nhiều. Ảnh Internet

Cơ thể của chúng ta phải mất 6 tháng mới đào thải hết toàn bộ độc tố phát sinh ra từ 1 viên thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh, panadol và các loại viên sủi. Độc tố từ thuốc có thể làm bạn bị mục xương, viêm loét dạ dày, suy thận, viêm gan, mất trí nhớ, táo bón, tiêu chảy, viêm ruột, nhiễm độc máu,…và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Thuốc, có thể giết chết vi khuẩn có hại, đồng thời cũng giết luôn tế bào sống trong cơ thể của chúng ta. Đối với những trường hợp hóa trị để giữ lấy sự sống, giết chết tế bào ung thư nhưng sau đó bệnh nhân cũng sẽ mất rất sớm vì hóa trị cũng đã giết luôn tế bào sống.

Những hệ quả của việc lạm dụng thuốc giảm đau

Gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Hiện có hơn chục loại thuốc giảm đau có mặt trên thị trường, nếu sử dụng thường xuyên đặc biệt là dùng liều cao sẽ dẫn đến đau tim và đột quỵ. Bởi hầu hết các loại thuốc giảm đau tác động đến một protein trong máu làm giảm albumin – chất bảo vệ chống lại sự co thắt động mạch, giảm nguy cơ đông máu. Kể cả bệnh nhân không có tiền sử bệnh tim cũng phải đối mặt với nguy cơ đau tim và đột quỵ từ thuốc giảm đau liều cao đặc biệt với những người đã được chẩn đoán với bất cứ một loại bệnh tim nào.

Không ít người nhập viện vì sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi. ẢNh internet

Tổn thương gan: NSAIDs chứa nguy cơ gây tổn thương gan và làm nguy cơ viêm gan tăng lên. Các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, xơ gan, bệnh thận thì không nên sử dụng thuốc giảm đau. Bởi thuốc giảm đau làm gia tăng độc tính với gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến nó. Tuy nhiên, những rủi ro cho gan sẽ được giảm nếu không sử dụng thuốc giảm đau hơn liều đã được chỉ định hoặc thời gian quá dài hơn chỉ định.

Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Khi sử dụng liều cao Aspirine và những loại NSAIDS có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Sự lở loét đường tiêu hóa thường gây ói mửa, sụt cân, những trường hợp nghiêm trọng cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày… Một nghiên cứu cho thấy, thuốc giảm đau đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm loét ở dạ dày và ruột non. Theo đánh giá trên tạp chí Oxford, nguy cơ biến chứng dạ dày và ruột non của người dùng thuốc giảm đau tăng gấp 4 lần người không sử dụng.

Gãy xương: Một nghiên cứu thực hiện trong năm nay được đăng tải trên chuyên san General Internal Medicine cho thấy nhóm thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg

Nghiện thuốc: Nhiều bác sĩ đã kê cho bệnh nhân những thuốc giảm đau hạng nặng như hydrocodone trong những trường hợp đau mãn tính hoặc đau kéo dài. Điều không may là những thuốc giảm đau này sẽ gây nghiện, nhất là những người sử dụng thuốc trong thời gian dài. Theo Cơ quan Quản lý lạm dụng chất nghiện và sức khỏe tâm thần (Mỹ), có khoảng 6 triệu người Mỹ bị nghiện những thuốc giảm đau loại này.

Mỗi ngày có hơn 36 triệu người sử dụng các chế phẩm thuốc giảm đau, bao gồm cả những loại thuốc kê toa và không cần kê toa. Cẩn thận khi dùng Aspirine liều cao để giảm đau Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Các bệnh tiêu hóa (Hoa Kỳ), phần lớn những người sử dụng các chế phẩm giảm đau không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này. …

Hạn chế rủi ro khi dùng thuốc giẳm đau

Thuốc giảm đau chỉ là 1 loại thuốc chữa triệu chứng, nó thật sự khiến người bệnh cảm giác dễ chịu trong những trường hợp cần thiết phải dùng. Tuy nhiên thuốc có thể che lấp các dấu hiệu của người bệnh, trong khi bệnh vẫn đang tiến triển nặng hơn, vì vậy cần cân nhắc kĩ trước khi dùng thuốc. Do đó, khi dùng bất kì loại thuốc giảm đau nào, người bệnh cũng nên uống thuốc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế

Phương Ngân

Đề xuất:

spot_img