Trang chủĐời sốngTrợ lý giọng nói 'Made in Viet Nam' liệu có làm nên...

Trợ lý giọng nói ‘Made in Viet Nam’ liệu có làm nên chuyện?

Đội ngũ phát triển Kiki tin rằng, với việc không ngừng đào tạo, nâng cấp sản phẩm, trợ lý giọng nói này sẽ ngày càng tăng tính ổn định, cải thiện mô hình, kết nối sự giao tiếp giữa con người và máy móc trở nên đơn giản hơn.

Trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki được “thai nghén” bởi đội ngũ kĩ sư Zalo AI. Sau hơn 2 năm ra mắt, tính tới giữa tháng 3 vừa qua, sản phẩm công nghệ này đã đạt mốc 300.000 lượt cài đặt trên xe ô tô. Như vậy, chưa đầy 90 ngày kể từ cuối tháng 12/2022, Kiki có thêm 100.000 lượt cài đặt của người dùng xe hơi.

Theo anh Nguyễn Hoàng Khánh Duy, người viết những dòng code đầu tiên cho Kiki, quá trình đưa sản phẩm trở thành để Kiki nhận dạng giọng nói tốt với nhiều ngữ điệu vùng miền khác nhau, đội ngũ phát triển phải gán nhãn số lượng dữ liệu rất lớn lên Kiki. Điều này cho thấy Kiki đã được chăm chút kỹ lưỡng như thế nào.

Cũng theo anh Duy, đến khi Kiki trở thành trợ lý giọng nói trên xe hơi, niềm tin ngày đó được kiểm chứng khi người dùng dễ dàng thao tác bằng giọng nói, không cần phải nhìn vào màn hình hay rời tay khỏi vô lăng lái. Điều bất ngờ đã thành hiện thực với Kiki thay cho những giao tiếp truyền thống như trước.

Đánh giá tính ổn định của Kiki, anh Duy cũng chưa thật sự tự tin cho con số 10 điểm bởi khi với các sản phẩm kết nối internet và cần trả kết quả nhanh chóng, chính xác như Kiki thì càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đây cũng là nỗ lực của đội ngũ phát triển khi chăm chút tỉ mỉ từng tính năng.

Cụ thể, với Kiki trên Zing MP3, đội ngũ phát triển đã thấy vấn đề ổn định từ sớm để cải thiện. Hiện, Kiki trên Zing MP3 đã hoạt động ổn định hơn 60% so với ban đầu.

Đối với Kiki trên xe hơi, nếu người sử dụng ở các điều kiện mạng kém ổn định hơn (mạng 3G, 4G; sử dụng trên đường di chuyển của xe hơi ở các nơi có sóng kém), bài toán sẽ khó hơn.

“Nếu tự chấm, tôi sẽ cho độ ổn định của Kiki Zing MP3 đạt 8,5 điểm, còn Kiki ô tô là 6 điểm. Đây là sự tự nhìn nhận một cách thận trọng của đội ngũ phát triển sản phẩm khi vẫn đang đưa ra những điều chỉnh phù hợp, giúp người dùng trải nghiệm trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki trên ô tô được mượt và ổn định nhất”, anh Duy nhận định.

Về kế hoạch tương lai, theo anh Duy, đội ngũ phát triển sản phẩm sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu đưa trợ lý Kiki có mặt ở khắp mọi nơi, trở thành sản phẩm công nghệ định hình thói quen của người Việt, giúp kết nối sự giao tiếp giữa con người và máy móc trở nên đơn giản hơn.

“Một cuộc sống thông minh hơn, đó là điều có thể nhìn thấy trong tương lai không xa”, anh Duy kỳ vọng.

Đề xuất:

spot_img