BẮC KINH, ngày 28 tháng 11 năm 2023 /PRNewswire/ — Liễu Hoa Văn, Chủ nhiệm điều hành kiêm chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã có bài đánh giá cuốn sách Tập Cận Bình: Về vấn đề tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Bài viết đánh giá toàn diện đường lối của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Tác giả bài đánh giá tin rằng cuốn sách cũng đưa ra chủ trương quan trọng về vai trò tích cực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy nhân quyền trong khuôn khổ quản trị toàn cầu. Tích cực tham gia và thúc đẩy quản trị nhân quyền toàn cầu vừa là đặc trưng cơ bản và kinh nghiệm quan trọng trong phát triển sự nghiệp nhân quyền của Trung Quốc, vừa là ý nghĩa phải có của con đường phát triển trong tương lai. Chủ trương mà Chủ tịch nước Tập Cận Bình trình bày trong cuốn sách chủ yếu gồm bốn phương diện sau:
Trước tiên là, khởi xướng chủ nghĩa đa phương thực sự, duy trì hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc là cốt lõi, duy trì trật tự quốc tế trên nền tảng luật pháp quốc tế. Trong bài phát biểu tại buổi tranh luận chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 21 tháng 9 năm 2021, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng: “Chúng ta phải hoàn thiện quản trị toàn cầu và thực hành chủ nghĩa đa phương thực sự. Trên thế giới chỉ có một hệ thống, đó là hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc là cốt lõi. Chỉ có một trật tự, đó là trật tự quốc tế trên nền tảng luật pháp quốc tế.” Ông còn nhấn mạnh rằng Liên hợp quốc “phải thúc đẩy công tác trong ba lĩnh vực chính là an ninh, phát triển và nhân quyền trong một cách cân bằng.”
Thứ hai, coi trọng Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển thông qua hợp tác, thúc đẩy nhân quyền thông qua phát triển. Trung Quốc là quốc gia đang phát triển đầu tiên hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đóng góp hơn 70% vào công cuộc giảm nghèo toàn cầu. Cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề của quốc gia, Trung Quốc cũng đang tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đánh giá cao việc xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Trung Quốc là nước khởi xướng, đồng thời là nước thực thi Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững của của Liên hợp quốc.
Thứ ba, coi trọng sự phát triển và hợp tác giữa các nước đang phát triển. Bản thân Trung Quốc chính là nước đang phát triển lớn nhất, có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tương đồng hoặc tương tự với các nước đang phát triển khác trên con đường tìm kiếm sự tồn tại, tìm kiếm sự phát triển. Tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước thuộc thế giới thứ ba là điểm tựa cơ bản trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Thứ tư, nắm vững giá trị chung của toàn nhân loại, tích cực thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại.Dưới sự nỗ lực của Trung Quốc, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế – Xã hội và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đưa quan điểm xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại vào nhiều nghị quyết, để quan điểm này ngày càng trở thành một phần quan trọng của hệ thống diễn ngôn nhân quyền quốc tế. Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền đạt được sự đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế. Đoàn kết và hợp tác quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Gìn giữ các giá trị chung của toàn nhân loại về hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, dân chủ, tự do theo đề xuất của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cùng với sự tích cực thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, trở thành kim chỉ nam để tham gia và thúc đẩy quản trị nhân quyền toàn cầu.
Photo: https://saigonbiz.com.vn/wp-content/uploads/2023/11/trung-quoc-tich-cuc-tham-gia-va-thuc-day-quan-tri-nhan-quyen-toan-cau-1.jpg
Logo: https://saigonbiz.com.vn/wp-content/uploads/2023/11/trung-quoc-tich-cuc-tham-gia-va-thuc-day-quan-tri-nhan-quyen-toan-cau.jpg
Người liên hệ: Lưu Vũ Hồng (Ms.)
Điện thoại: 008610-68995846
Email: 1542190629@qq.com