Trang chủĐời sốngTrao bài học về “máu chảy ruột mềm” trong chống dịch cho...

Trao bài học về “máu chảy ruột mềm” trong chống dịch cho hàng nghìn người dân

Nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021), talkshow “Tết độc lập – niềm tin và khát vọng” do Tỉnh Đoàn, Đài PTTH và Báo Bình Phước (BPTV), Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước phối hợp tổ chức vừa diễn ra tại phim trường của BPTV.

Sự kiện này đã thu hút gần 4.000 lượt view trên facebook và đông đảo khán giả xem đài; qua đó, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thị Lan Hương và Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy đã tham gia talkshow và chia sẻ nhiều thông điệp đầy ý nghĩa với công chúng.

Toàn cảnh talkshow “Tết độc lập – niềm tin và khát vọng” tại phim trường của Đài Phát thanh truyền hình và Báo Bình Phước

76 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quan điểm, tư tưởng của Người trong bản Tuyên ngôn Độc lập về độc lập, tự do, quyền con người, quyền dân tộc, về khát vọng và tinh thần đấu tranh để giữ vững nền độc lập, tự do vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong cuộc chiến chống COVID-19 hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chia sẻ: “Độc lập dân tộc đã đem lại quyền tự do, quyền con người, quyền mưu cầu hạnh phúc cho mỗi người dân. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền con người. Tuy nhiên, muốn có quyền con người, phải đấu tranh để có tự do, độc lập.”

Bà Hương bày tỏ Việt Nam đã thực hiện tốt quyền con người, phát huy những giá trị cao cả, ý nghĩa thiết thực của độc lập dân tộc mà Cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập đã mang lại. Các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ theo đuổi đến cùng để tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nhờ có độc lập, tự do, thế hệ trẻ ngày nay được sống, học tập, vui chơi, lao động và sáng tạo trong hòa bình; đồng thời luôn xung kích, tình nguyện trên nhiều lĩnh vực. Việc cần làm hiện nay là phải giáo dục truyền thống yêu nước nhiều hơn nữa để mỗi bạn trẻ đều trân quý, hiểu, nhận thức cao hơn về vai trò, trách nhiệm trong việc giữ gìn nền độc lập, tự do ấy.”, Anh Duy bộc bạch.

Bà Hương nhận định trong cuộc chiến chống dịch, Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa, vận dụng sáng tạo, linh hoạt những kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Tám và tinh thần, ý chí của bản Tuyên ngôn Độc lập; đặt yếu tố con người, sự an nguy của đất nước lên trên hết trong mọi quyết định, quyết sách phòng chống dịch.

Đảng và Nhà nước luôn cố gắng vượt bậc trong phòng chống dịch, trong cứu chữa bệnh nhân COVID-19, trong ngoại giao vắc xin, đảm bảo an sinh xã hội với những cơ chế, chính sách đầy nhân văn; đồng thời nỗ lực duy trì phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định về an ninh trật tự. Toàn dân tộc sẵn sàng hy sinh những lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân.

Trên thực tế, như mệnh lệnh từ trái tim, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, khi TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai “căng mình” chống bão dịch, hàng nghìn chuyến xe yêu thương từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước đã kịp thời chi viện sức người, sức của cho các vùng dịch này.

“Cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân đều ra trận trên tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, thôn, ấp, khu dân cư là một pháo đài chống dịch”. Thanh niên toàn tỉnh đã xông pha nơi tuyến đầu chống dịch, tham gia đội shipper tình nguyện, bếp cơm 0 đồng, hỗ trợ nguời dân ở các khu cách ly, phong tỏa chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu hoạch, tiêu thụ nông sản, tiếp ứng lương thực, thực phẩm cho người bị tác động bởi dịch bệnh…”, anh Duy xúc động nói.

Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy khẳng định tất cả mọi người phải chung tay chống dịch thật tốt để đẩy lùi COVID-19 thì quyền con người, quyền tự do mới được phát huy

Anh Duy thông tin thêm rằng hệ thống Đoàn toàn tỉnh đã tổ chức và phối hợp thực hiện 92 “chuyến xe yêu thương” chở gần 500 tấn nông sản, nhu yếu phẩm do người dân Bình Phước ủng hộ, đóng góp gửi tặng người dân các vùng dịch TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và 2 “chuyến xe nghĩa tình” hỗ trợ tỉnh Đồng Nai với tổng nguồn lực hơn 7,5 tỉ đồng.

Bà Hương khẳng định quyền tự do, quyền con người trong cuộc chiến chống dịch đã được coi trọng và phát huy cao độ. Việc thực hiện phòng chống dịch và chiến thắng Covid-19 nhằm đem lại sự an lành, để người dân được hưởng quyền tự do, quyền con người… Bà cho rằng việc bảo thực hiện giãn cách toàn xã hội làm mất đi quyền tự do, quyền con người chỉ là ý kiến thiểu số và lạc lõng, thiếu tinh thần trách nhiệm.

Cả bà Hương và anh Duy đều thống nhất rằng mọi quyết sách chống dịch hiện nay đều hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ nền kinh tế. Việc thực hiện Chỉ thị 16, giãn cách toàn xã hội không là ngoại lệ. Phải chống dịch thật tốt để dịch bệnh qua đi thì quyền con người, quyền tự do mới được phát huy. 

Vừa qua, nhiều người lang thang, cơ nhỡ ở TP. Hồ Chí Minh đã rơi nước mắt khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19, chỉ vì họ không dám nghĩ tới ngày sẽ được tiêm vắc xin… Điều này cho thấy quyền con người đã được đề cao trong những giải pháp chống dịch hiện nay.

Bình Phước hiện có 159 đội hình thanh niên tình nguyện với 2.253 tình nguyện viên (trong đó có 714 là học sinh, sinh viên) tích cực cùng cả hệ thống chính trị của tỉnh tham gia chống dịch (Ảnh: Truyền Hình Thanh Niên – TW Đoàn)

Những ngày qua, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 để phòng dịch trên tinh thần “ai ở đâu, ở đó”. Bình Phước được đánh giá là vùng an toàn nhất khu vực Đông Nam bộ, tỉnh đang thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khu vực mức độ nguy cơ để vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, vấn đề kiểm soát nguồn lây phải được siết chặt hơn.

Năm nay, đại lễ Quốc khánh diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đầy phức tạp. Để kỳ nghỉ 4 ngày lần này thực sự ý nghĩa, góp phần nhân lên niềm tin, khát vọng chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh thì “ở nhà là yêu nước”, yêu nước là chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, “ai ở đâu, ở đó”.

Những ngày này, toàn dân tộc Việt Nam đang đồng lòng, chung sức từng bước đẩy lùi “bóng ma” COVID-19 để giành lại cuộc sống bình yên với tự do và hạnh phúc

Trong dịp nghỉ lễ này, anh Duy đã kêu gọi thế hệ trẻ toàn tỉnh tiếp tục xung kích, tình nguyện tham gia cùng các lực lượng chống dịch, thực hiện các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, sẻ chia cùng người dân gặp khó. Những bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy chuẩn bị thật tốt cho năm học mới diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh với những hình thức học tập phù hợp nhất…

    Thắng Trân – Minh Luận

Đề xuất:

spot_img